[RECAP] QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC: Chìa khóa cho quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

CMC Consulting

03/11/2021

1093

Hội thảo trực tuyến do CMC Consulting (Tiền thân là CMC Ciber) phối hợp cùng EOD Việt Nam và SAP Việt Nam tổ chức ngày 26/10/2021 với chủ đề “Quản trị hiệu suất - Bài toán khó của các doanh nghiệp dịp cuối năm” đã đưa ra định hướng giải quyết bài toán nhân sự mỗi dịp cuối năm cho các doanh nghiệp, tổ chức.

Hội thảo trực tuyến chia sẻ trên nền tảng Live Webinar Zoom thu hút gần 200 đại diện nhân sự từ các doanh nghiệp cùng tham dự.

 

Đánh giá hiệu suất là một quá trình liên tục

Trong phần chia sẻ đầu tiên của bà Phạm Thu Hiền - Giám đốc Nhân sự tại TH Food Chain, tính liên tục được nhấn mạnh xuyên suốt quá trình quản trị hiệu suất (Continuous performance management). 

Quản trị hiệu suất là quy trình xác định, khuyến khích, đo lường, đánh giá, cải thiện và khen thưởng hiệu suất của nhân viên. Một quy trình quản trị hiệu suất hiệu quả cần đảm bảo hai tính chất: tính liên tục và tính gắn kết với mục tiêu của tổ chức. Quy trình quản trị liên tục giúp thông tin phản hồi giữa nhân viên và quản lý mang tính hai chiều, quản lý có thể huấn luyện nhân viên liên tục và cải thiện hiệu suất của họ. Với việc quản trị hiệu suất gắn kết với mục tiêu của tổ chức, đảm bảo các hoạt động và kết quả đầu ra của nhân viên phù hợp với mục đích và mục tiêu của tổ chức, ban lãnh đạo có thể quan sát các đóng góp của nhân viên cho tổ chức một cách rõ ràng nhất.

Chân dung các diễn giả- khách mời trong buổi Hội thảo

 

Xác định mục tiêu đóng vai trò tiên quyết

Theo diễn giả Thu Hiền, trong quy trình quản trị tiêu chuẩn, ta cần xác định mục tiêu chiến lược cho tổ chức trước rồi mới đến hiệu suất của nhân viên. Từ đó, tạo ra cơ sở đối chiếu đánh giá thành tích là kết quả kỳ vọng của tổ chức. 

 

Quy trình quản trị thành tích bao gồm bốn bước: Đầu tiên, doanh nghiệp phải lập kế hoạch (cam kết mục tiêu), gồm kết quả chính cần đạt, KPIs, mục tiêu và kế hoạch học hỏi, mục tiêu về hiệu suất, kế hoạch phát triển. Bước thứ hai là bước Hành động: Nhân viên bắt đầu thực hiện vai trò họ được giao, bao gồm theo kế hoạch của Công ty và kế hoạch phát triển cá nhân. Bước thứ ba là bước Đo lường và đánh giá: Người quản lý cần liên tục thực hiện đánh giá hiệu suất, phản hồi, huấn luyện nhân viên và xử lý trường hợp không đạt hiệu suất. Bước cuối cùng trong quy trình này là bước Xem xét đánh giá: Cán bộ quản lý tham gia đánh giá và phản hồi, đánh giá hiệu suất, điểm mạnh và những điểm yếu mà nhân viên cần cải thiện.

 

Vai trò của quản trị hiệu suất

Việc đánh giá hiệu suất có vai trò quan trọng trong hoạt động nhân sự và phát triển. Bà Phạm Thu Hiền khẳng định, quan điểm cho rằng bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm đánh giá hiệu suất là một quan điểm chưa đúng. Theo bà, bộ phận Nhân sự chịu trách nhiệm điều phối hoạt động đánh giá hiệu suất, bao gồm: Thiết kế và duy trì hệ thống đánh giá; Đào tạo về hệ thống; Kiểm soát về thời điểm và thời gian đánh giá và Rà soát kết quả đánh giá của toàn hệ thống. 

Cán bộ quản lý chính là bộ phận có trách nhiệm đánh giá hiệu suất của nhân viên, cụ thể: Chuẩn bị tài liệu dùng cho đánh giá, rà soát kết quả đánh giá trực tiếp nhân viên và Xác định điểm cần phát triển của nhân viên. Việc đánh giá này không diễn ra theo một chiều, nhân viên có thể phản hồi ngược lại với cán bộ quản lý, xác định các vấn đề về hiệu suất và cùng thiết lập mục tiêu. Cuối cùng, bộ phận Lãnh đạo xem xét các kết quả đánh giá của cán bộ quản lý và thực hiện việc huấn luyện các cấp quản lý thông qua phản hồi.

 

Thách thức triển khai quản trị hiệu suất liên tục tại Doanh nghiệp

Quản trị hiệu suất liên tục là phương pháp đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, quy trình này vẫn còn gặp nhiều hạn chế khi thực thi. Theo ông Nguyễn Hồng Sơn - Nguyên Giám đốc Nhân sự CMC Corporation, Cố vấn Nhân sự cho Chủ tịch HĐQT CMC Corporation, nguyên nhân là do thiếu ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là thiếu công cụ để ghi nhận các dữ liệu. Mặt khác, việc thay đổi thói quen đặt và theo dõi mục tiêu theo các thời điểm mang tính liên tục sẽ gây ra những thay đổi về mặt thái độ làm việc của cán bộ nhân viên. Về cơ hội, hệ thống quản trị hiệu suất liên tục giúp tạo ra quá trình trao đổi hai chiều giữa cán bộ nhân viên và quản lý, thay đổi tính một chiều của hệ thống cũ, từ đó tạo ra sự thấu hiểu và gắn kết trong tổ chức, giữa cán bộ nhân viên và quản lý.

 

Công nghệ số hỗ trợ Quản trị hiệu suất

Nắm bắt được những cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng quy trình quản trị hiệu suất liên tục tại Việt Nam, bà Tạ Bình Minh - Chuyên gia Cấp cao Tư vấn giải pháp Quản trị nhân sự tại SAP Việt Nam đã chia sẻ về phương pháp hệ thống hoá quá trình quản trị hiệu suất bằng giải pháp SAP SuccessFactors. Đây là giải pháp được áp dụng rộng rãi với hơn 7000 khách hàng trên thế giới và hơn 20 khách hàng lớn tại Việt Nam suốt 20 năm qua.

Quản trị hiệu suất công việc bằng giải pháp SAP Success Factors

 

Theo bà Minh, giải pháp SAP SuccessFactors với Phân hệ quản trị mục tiêu và đánh giá bắt đầu từ việc Thiết lập mục tiêu: Cán bộ quản lý xây dựng và phân bổ mục tiêu thông qua hệ thống tới nhân viên. Tất cả các hoạt động nhằm đạt KPI đều sẽ được hệ thống ghi nhận bằng chức năng Quản lý hiệu suất liên tục, từ đó, người quản lý có thể theo dõi, đưa ra những phản hồi và huấn luyện liên tục; đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa các phòng ban dựa trên việc đối thoại, góp ý. Với chức năng Đánh giá, hệ thống sẽ đưa ra báo cáo kết quả cả một quá trình, thể hiện rõ những nỗ lực và cống hiến của nhân viên và giúp cán bộ quản lý nhìn nhận, đánh giá xác thực về họ. Cuối cùng, chức năng Hiệu chỉnh sẽ giúp các cấp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về kết quả xếp hạng của nhân viên, từ đó có những điều chỉnh phù hợp theo chính sách cụ thể của doanh nghiệp.

 

Áp dụng quản trị số trong quản trị nhân sự tại các tập đoàn lớn

Trả lời câu hỏi nguyên nhân tập đoàn CMC sử dụng giải pháp SAP SuccessFactors, ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết: CMC Corporation là một hệ thống tập đoàn đa ngành với năng lực quản trị nhân sự và hệ thống đánh giá tại các đơn vị thành viên phát triển khác nhau. Do đó, CMC mong muốn hệ thống quản trị phải phù hợp với tính chất của tập đoàn, đồng thời có tính toàn diện, trọn vẹn một vòng đời: Từ khi bắt đầu tuyển dụng đến khi nhân viên làm việc tại tập đoàn trong một quãng thời gian dài. Hơn thế nữa, hệ thống cần có khả năng tích hợp tài chính - kế toán, từ đó đưa ra đầu vào và thực thi hoạt động đánh giá. 

 

Đại diện tập đoàn TH Group - bà Phạm Thu Hiền cũng chia sẻ, sau khi tập đoàn TH áp dụng giải pháp SAP SuccessFactors từ năm 2018 đến nay, các chỉ số quan trọng đã được cải thiện đáng kể: Năng suất toàn bộ tập đoàn được đẩy mạnh; Nâng cao tính hiệu quả quản trị nhân sự, cắt ngắn thời gian phê duyệt nội bộ và Nâng cao chỉ số hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp dựa vào việc các quá trình quản lý rút ngắn hơn.

 

Cuối buổi hội thảo, bà Tạ Bình Minh khẳng định: Giải pháp SAP SuccessFactors không quy định quy mô doanh nghiệp mà phụ thuộc vào chiến lược phát triển của tổ chức. Với những ưu điểm vượt trội và nền tảng công nghệ hỗ trợ tối ưu, đây là giải pháp đã được tin tưởng áp dụng để phát triển nguồn nhân lực cho các Tập đoàn lớn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, công nghệ này cũng đang được các tập đoàn lớn như SunGroup, Vingroup, TH Group, Coca Cola, Sacombank, VPbank,  CMC Corporation, Novaland,  Daikin, Shinhan,... sử dụng hiệu quả.

 

Với vai trò là Đối tác Vàng (Gold Partner) của SAP Việt Nam, CMC Consulting là nhà cung cấp uy tín hàng đầu về các dịch vụ tư vấn, triển khai giải pháp quản trị Doanh nghiệp. CMC Consulting cam kết năng lực tư vấn và triển khai SAP SuccessFactors đáp ứng nhu cầu quản trị nhân sự của các doanh nghiệp, tổ chức. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi ý kiến của quý khách hàng qua email contact.cmcconsulting@cmc.com.vn; Hotline: 02471065555 (Ext-8700) hoặc Website https://cmcconsulting.vn

CMC Consulting - Đồng hành cùng Doanh nghiệp trong Thời kỳ Chuyển đổi số!


Quý khách có thể xem lại nội dung buổi Hội thảo TẠI ĐÂY
Tải về tài liệu thuyết trình trong Hội thảo:
TẢI VỀ

Liên hệ: 

Hotline: 024 7106 5555- Ext: 8700

Email: contact.cmcconsulting@cmc.com.v

Bài viết liên quan

Chat