OEE là gì? Chiến lược tối ưu chỉ số OEE cho doanh nghiệp Sản xuất

Giang Hoàng

03/07/2023

7512

Trong quá trình vận hành sản xuất, các doanh nghiệp khó tránh khỏi những tổn thất, ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu suất nhà máy và chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, OEE đóng vai trò như một tiêu chuẩn và tham chiếu được công nhận chung cho năng suất của một nhà máy công nghiệp. Với OEE, doanh nghiệp có thể phân loại một cách khách quan hiện trạng năng suất của mình, phát hiện ra tiềm năng tối ưu hóa một cách có hệ thống, đưa ra các quyết định có cơ sở và đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững.

CMC Consulting cung cấp tổng hợp thông tin cơ bản về OEE và chiến lược tối ưu chỉ số OEE để nâng cao năng lực sản xuất và tạo ra cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường ở bài viết dưới đây.

1. OEE là gì?

 

 

OEE – Overall Equipment Effectiveness (Hiệu quả thiết bị tổng thể) là một thước đo được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và hỗ trợ các hành động để cải thiện năng suất. Chỉ số OEE đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu sản xuất tinh gọn.

OEE là thông số nằm trong bảo trì năng suất toàn diện (Total Productive Maintenance), là thước đo để đánh giá năng suất hoạt động của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch bảo trì và cải thiện năng suất sản xuất. Nói một cách đơn giản, OEE là tỷ lệ phần trăm của Thời gian Sản xuất Hiệu quả so với Thời gian Sản xuất theo Kế hoạch.

Hiệu quả của một thiết bị được đánh giá trên ba yếu tố: thời gian, chất lượng và tốc độ vận hành. Điểm số OEE 100% thể hiện hiệu suất sản xuất hoàn hảo: không có thời gian chết, hoạt động sản xuất nhịp nhàng và nhanh chóng, sản phẩm chất lượng cao. 

OEE được tính toán theo công thức:

OEE  = A x P x Q = Availability x Performance x Quality

Công thức tính chỉ số OEE

Availability (A) – Tính khả dụng: Tỷ lệ vận hành tính theo thời gian

A = Thời gian chạy / Thời gian sản xuất dự kiến

Thành phần này tính đến tất cả các sự kiện ngăn cản quá trình sản xuất hoạt động. Điều này có thể bao gồm các điểm dừng theo kế hoạch như thay đổi và thời gian thiết lập hoặc các điểm dừng ngoài kế hoạch như sự cố máy móc.

Performance (P) – Hiệu suất: Giá trị biểu thị tính năng của thiết bị được tính từ hiệu suất tốc độ vận hành và hiệu suất thực tế

P = (Tổng số x Thời gian chu kỳ lý tưởng) / Thời gian chạy

Thành phần này đảm bảo quy trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra với tốc độ chính xác, để hoàn thành nhiều công việc nhất có thể trong một khoảng thời gian nhất định. Bất kỳ hiệu suất chậm nào sẽ ảnh hưởng đến thời gian chạy thực tế.

Quality (Q) – Chất lượng: Tỉ lệ giữa sản phẩm đạt chất lượng sản xuất được trong thực tế với tổng số lượng nguyên vật liệu đầu vào

Q = (Sản phẩm được sản xuất – Lỗi) / Sản phẩm được sản xuất

Thành phần này bao gồm tất cả các hàng hóa được sản xuất không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng mong muốn hoặc đang cần được làm lại.

Tính toán Hiệu quả Thiết bị Tổng thể OEE sẽ cho phép doanh nghiệp xác định các khu vực trong cơ sở sản xuất đang ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất sản xuất chung. Chất lượng 100% có nghĩa là không có bộ phận bị loại bỏ hoặc phải làm lại, trong khi mức chất lượng 0% có nghĩa là bộ phận sản xuất hoàn toàn không thể sử dụng được. 

2. Vì sao OEE là chỉ số quan trọng đối với quy trình sản xuất?

 

 

Ứng dụng OEE trong sản xuất giúp doanh nghiệp tăng ROI (Return On Investment - Lợi tức đầu tư), tăng khả năng cạnh tranh, nắm bắt chi tiết thông tin sản xuất, hình dung trực quan hiệu suất thiết bị và giảm thiểu chi phí bảo trì. Chỉ số OEE cao tạo ra lợi thế lớn cho doanh nghiệp trên thị trường cung ứng. Việc quan tâm cải thiện chỉ số OEE sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

  • Trực quan hóa hiệu suất

Lợi thế rõ ràng nhất của việc tính toán chỉ số OEE là doanh nghiệp sẽ dễ dàng hình dung hiệu suất nhà máy sản xuất của mình. Bởi lẽ Hiệu quả Thiết bị Tổng thể OEE xem xét sự kém hiệu quả trong sản xuất và tổn thất trong ba lĩnh vực: tính sẵn có, hiệu suất và chất lượng. Sau đó, các giá trị này được nhóm lại thành một số liệu duy nhất thể hiện tình trạng sản xuất hiện tại và các khu vực cần cải thiện.

Lợi ích của việc đo lường chỉ số OEE

  • Tăng công suất đầu ra

Chỉ số OEE giúp xác định các sự cố tắc nghẽn, hỏng hóc,… xảy ra trong các quy trình và quan trọng là nó giúp bạn thu thập và phân tích kỹ lưỡng dữ liệu trong thời gian thực. Bằng cách dự đoán và loại bỏ các trục trặc của thiết bị, bạn có thể giảm thiểu một trong những vấn đề lớn nhất trong quá trình sản xuất – thời gian chết, qua đó nâng cao năng suất hoạt động trong nhà máy. 

  • Giảm chi phí máy móc

Hiểu được hiệu suất thực tế của máy móc và thiết bị có liên quan trực tiếp đến việc nắm rõ sự hiệu quả hoạt động của chúng. OEE cũng xác định trước các vấn đề nào có thể dẫn đến nhu cầu sửa chữa trong tương lai và có thể giúp ngăn ngừa sự cố lớn xảy ra. 

Với Hiệu quả thiết bị tổng thể, doanh nghiệp dự đoán được các sự kiện gây tốn kém rất nhiều cho các cơ sở sản xuất, chẳng hạn như sự cố máy móc và có thể lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa vào những thời điểm chiến lược. Ngoài ra, bằng cách tối ưu hóa quá trình sản xuất của mình, doanh nghiệp giảm thiểu được thời gian chết của các loại máy móc, qua đó giảm các chi phí liên quan.

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh

Thị trường ngành Sản xuất ngày nay càng cạnh tranh đồng thời nhu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao. Việc xem xét chỉ số OEE giúp các nhà sản xuất tăng khả năng cạnh tranh bằng cách xác định các lĩnh vực cần cải tiến và các vấn đề cần khắc phục. 

Mục tiêu cuối cùng của việc tối ưu hóa OEE rất đơn giản: sản xuất tối đa hàng hóa về cả chất lượng và sản lượng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đạt được những mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ vừa đáp ứng và lôi kéo thêm nhiều khách hàng mới hơn. Và điều đó giúp đạt được mục tiêu lớn hơn – tăng doanh thu.

3. Cách cải thiện OEE trong nhà máy sản xuất

 

 

Với các lợi ích trên của OEE, không khó hiểu khi nhiều nhà sản xuất chạy đua tìm cách nâng cao chỉ số Hiệu quả thiết bị tổng thể OEE. Dưới đây là những chiến lược hàng đầu giúp doanh nghiệp tối ưu chỉ số OEE cho nhà máy sản xuất của mình:

  •  Ưu tiên tài sản sản xuất quan trọng

Đầu tiên, khi đo lường các tiêu chuẩn OEE tại nhà máy sản xuất, doanh nghiệp nên tập trung vào các tài sản quan trọng đối với doanh nghiệp. Hãy lựa chọn các thiết bị, máy móc hay quy trình nào cần tính toán và cải thiện OEE tốt nhất, để từ đó ưu tiên các giải pháp cụ thể.

Các tài sản này, nếu có vấn đề, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất từ đầu đến cuối quy trình, làm chậm quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm không đáp ứng chất lượng. Do đó, khi doanh nghiệp xác định và ưu tiên các thiết bị máy móc quan trọng cần cải thiện OEE, doanh nghiệp không chỉ thực hiện suôn sẻ quá trình sản xuất, mà còn tăng sản lượng để có chất lượng sản phẩm tốt hơn và giảm đáng kể chi phí sửa chữa.

  • Hiểu các thành phần OEE và xây dựng công thức OEE phù hợp với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần hiểu các thành phần tạo nên chỉ số OEE, gồm tính khả dụng, hiệu suất và chất lượng đầu ra. Doanh nghiệp cần phải kiểm tra tất cả các khía cạnh trong quá trình sản xuất của mình, bao gồm cả hiệu suất hoạt động, tính khả dụng của máy móc và chất lượng sản phẩm được sản xuất,..

Các phép đo OEE không phải lúc nào cũng giống nhau ở tất cả các nhà máy sản xuất hoặc đối với tất cả các máy móc và dây chuyền sản xuất có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào giá trị doanh nghiệp muốn tạo ra cho khách hàng. Nếu chất lượng là thước đo quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, hiệu suất máy sẽ không là yếu tố cần chú trọng. Hoặc ngược lại, hiệu suất là yếu tố được cân nhắc hàng đầu, trong khi chất lượng không phải là mối quan tâm chính, bởi với doanh nghiệp sản xuất hàng loạt sản phẩm hàng hóa, các lỗi nhỏ không quan trọng.

  • Kết nối OEE với Hệ thống ERP Sản xuất

Việc kiểm tra tình trạng của từng thiết bị máy móc theo cách thủ công là một công việc rất tốn thời gian và dễ xảy ra sai sót. Bởi vậy, việc ứng dụng ERP (Enterprise Resources Planning - phần mềm quản trị sản xuất toàn diện) giúp nhà máy cải thiện hiệu suất của máy móc và thiết bị sản xuất thông qua lập kế hoạch và dự báo, theo dõi và kiểm tra hàng tồn kho, báo cáo sử dụng tài sản và lập lịch bảo trì tự động.

Ngoài ra, phần mềm ERP không chỉ làm tăng hiệu quả của thiết bị sản xuất mà còn nâng cao hiệu quả trong toàn bộ quá trình sản xuất. Nói cách khác, ERP giúp doanh nghiệp: quản lý nguyên liệu thô, WIP, và hàng hóa thành phẩm, cho đến việc theo dõi các đơn hàng vận chuyển cho khách hàng.

  • Thực hiện bảo trì phòng ngừa định kỳ

Với dữ liệu thời gian thực, doanh nghiệp có thể thực hiện các hành động cần thiết ngay lập tức. Do đó, doanh nghiệp không cần đợi cho đến khi hiệu suất máy móc, thiết bị giảm hoặc cho đến khi xảy ra thời gian ngừng hoạt động do máy móc bị hư hỏng, làm gián đoạn quá trình sản xuất của nhà máy. Lên lịch bảo trì phòng ngừa thường xuyên bằng phần mềm quản trị sản xuất ERP và tận dụng tính năng tự động nhắc nhở để kịp thời thực hiện các bảo trì định kỳ.

  • Thu thập và phân tích OEE với hệ thống MES

Là tiêu chuẩn và cơ sở chính để đo lường hiệu quả và năng suất, Hiệu quả thiết bị tổng thể OEE giúp các nhà máy sản xuất đạt được các mục tiêu về sản lượng và chất lượng sản phẩm của mình. Với sự trợ giúp của các thước đo OEE, các doanh nghiệp sản xuất có thể nâng cao năng suất, giảm chi phí liên quan qua đó tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường tốt hơn.

Vậy làm thế nào để thu thập và phân tích các chỉ số OEE? Một cách tiếp cận hiệu quả nhất chính là thông qua sự hỗ trợ từ hệ thống điều hành sản xuất MES. MES  tập trung vào việc quản lý dữ liệu và báo cáo hoạt động sản xuất trong thời gian thực, với mục đích thực hiện kiểm soát và vận hành chính xác quá trình sản xuất, đặc biệt  hỗ trợ việc thu thập và phân tích các dữ liệu về OEE hiệu quả.

Tuy nhiên, MES tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất của một doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp theo dõi, giám sát và thu thập dữ liệu chính xác về quá trình sản xuất. Tuy nhiên, các chức năng của MES không mở rộng để bao gồm các lĩnh vực như quản lý tài chính hoặc chăm sóc khách hàng. Do đó để liên kết các thông tin về hoạt động sản xuất với các hoạt động từ bộ phận văn phòng (kinh doanh, bán hàng, mua hàng, quản lý nhân sự, chăm sóc khách hàng cũng như là tài chính kế toán) doanh nghiệp vẫn cần một hệ thống ERP toàn diện.

Với bề dày hơn một thập kỷ kinh nghiệm Chuyển đổi số cho doanh nghiệp Sản xuất, CMC Consulting là đơn vị dẫn đầu cung cấp giải pháp Tư vấn và Triển khai giải pháp Quản trị toàn diện ERP. Bằng đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực, CMC Consulting tự tin đồng hành, giải quyết triệt để mọi bài toán và đón đầu những công nghệ mới cho doanh nghiệp. 

Liên hệ để nhận tư vấn của Chuyên gia Chuyển đổi số Ngành Sản xuất tại đây.

Bài viết liên quan

Chat