1. Giải mã SAP Consultant
SAP Consultant là người phụ trách tư vấn và triển khai các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng hệ thống SAP và giúp các giải pháp này phát huy tác dụng của nó. Nói cách khác, SAP Consultant chính là người hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp và giúp phần mềm này mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng.
Hiện nay, đa phần mọi người vẫn chưa định hình rõ SAP Consultant có điểm khác biệt như thế nào khi so sánh với Business Analyst (BA) và họ đảm nhiệm những nhiệm vụ gì. Thực chất, BA là một thuật ngữ chung trong ngành IT để chỉ một vị trí công việc với các vai trò như Management Analyst (Chuyên gia tư vấn quản lý), Systems Analyst (Chuyên viên phân tích hệ thống), Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu). Các nghiệp vụ của BA dựa trên một giải pháp công nghệ hiện có trên thị trường hoặc có thể do chính họ tạo ra.
Còn SAP Consultant là một phần vai trò trong tổng thể bức tranh BA. Vai trò này giống như Business System Analyst. Nhưng thay vì phát triển mới một sản phẩm giải pháp từ hư vô (build from scratch), người làm SAP Consultant sẽ dựa trên các sản phẩm và giải pháp của SAP - một hệ thống giải pháp ưu việt trên thế giới hiện nay. Từ đó xây dựng cấu hình cụ thể hoặc tùy chỉnh sao cho sản phẩm đó đáp ứng vừa vặn được với những yêu cầu cụ thể của khách hàng, giúp giải quyết bài toán mà doanh nghiệp gặp phải.
Các SAP Consultant có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai SAP bởi họ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trên nhiều phương diện:
►Tư vấn giải pháp: Các chuyên gia tư vấn sẽ tìm hiểu về các khó khăn về nhu cầu hoặc quá trình sử dụng mà doanh nghiệp chưa thể tháo gỡ. Từ đó, họ tiến hành phân tích những vướng mắc doanh nghiệp đang gặp phải, định vị doanh nghiệp và đưa ra những tư vấn phù hợp.
► Thu thập và ghi nhận yêu cầu của các phòng ban: SAP Consultant sẽ làm việc trực tiếp cùng đại diện doanh nghiệp, nắm bắt các khó khăn họ đang gặp phải để có đủ cơ sở cấu hình hệ thống, đồng thời hỗ trợ đề xuất chuẩn hóa, số hóa quy trình làm việc, đáp ứng nhu cầu của các bộ phận/phòng ban trong doanh nghiệp.
► Giải quyết các vấn đề: Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn, ví dụ như chưa biết cách thu thập và lưu trữ dữ liệu hiệu quả. Nhiệm vụ của SAP Consultant đó là sẽ đưa ra phương pháp hóa giải các thắc mắc, gỡ rối cho doanh nghiệp.
► Hướng dẫn người dùng: SAP Consultant có nhiệm vụ hướng dẫn cho người sử dụng trực tiếp cũng như người quản trị dữ liệu (admin/ key user) để họ có thể nhanh chóng thành thạo sử dụng và nắm vững cách hệ thống vận hành. Người dùng không chỉ được trực tiếp thực hành và hướng dẫn trực quan mà còn được hỏi và trực tiếp giải đáp qua các buổi đào tạo bài bản, từ đó nắm bắt được kiến thức về phần mềm tốt hơn.
► Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp sau triển khai: Việc sử dụng và phát triển liên tục phần mềm SAP là một quá trình lâu dài. Do đó, sau khi triển khai thành công dự án, SAP Consultant có nhiệm vụ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu cần hỗ trợ.
2. Nhiệm vụ của đội ngũ tư vấn triển khai SAP
Các SAP Consultant thường không hoạt động độc lập mà họ có xu hướng thành lập đội ngũ để đảm bảo công việc được diễn ra suôn sẻ, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố sẽ có một vai trò, nhiệm vụ riêng, đòi hỏi phải nắm rõ để có thể hiểu được bản chất và hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao.
Một đội ngũ tư vấn triển khai SAP lí tưởng sẽ gồm 2 nhân tố sau đây:
⚫ SAP Functional Consultant
Functional Consultant là nhóm chuyên tư vấn về nghiệp vụ quy trình, triển khai, hướng dẫn sử dụng,… Họ đóng vai trò như một cầu nối, giúp đảm bảo hệ thống được điều chỉnh phù hợp nhất và người dùng hệ thống (users) đều nắm được các thao tác nghiệp vụ trên phần mềm.
Theo SAP Community Wiki, nhiệm vụ chính của một SAP Functional Consultant là:
- Làm việc trực tiếp với đại diện của các doanh nghiệp, xác định các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh của hệ thống. Sau đó, chuyển đổi chúng thành các góc nhìn logic và kỹ thuật.
- Tùy chỉnh lĩnh vực kinh doanh tương ứng và đảm bảo hệ thống phản hồi theo các yêu cầu của dự án.
- Thiết lập các hồ sơ và chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho phép các nhà tư vấn khác có thể thực hiện các thay đổi hoặc sửa chữa trong tương lai.
- Đảm bảo hỗ trợ và đào tạo cho người dùng nội bộ của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ lên danh sách các bảng câu hỏi, các bài kiểm tra chức năng nhằm giúp doanh nghiệp, chủ quy trình (Key User) và người dùng cuối (End Users) kiểm tra, đánh giá chuyên sâu về hệ thống.
- Hỗ trợ các nhân viên kỹ thuật kiểm tra hoạt động của hệ thống trong quá trình go live.
- Đánh giá và phân tích hiệu suất làm việc của hệ thống sau khi triển khai. Đồng thời, định hướng hướng đi của hệ thống trong tương lai và tối ưu hiệu quả sử dụng của SAP sau này.
⚫ SAP Technical Consultant
SAP Technical Consultant là nhóm tư vấn về kỹ thuật để tùy biến hệ thống SAP như: thiết kế báo cáo, biểu mẫu, phát triển các AddOn,… Có thể thấy SAP Technical Consultant có vai trò chủ chốt trong việc hiện thực hóa những nhu cầu đặc trưng của doanh nghiệp, của từng phòng ban qua giải pháp hoạch định doanh nghiệp
Nhiệm vụ chính của một SAP Technical Consultant là:
- Gặp gỡ khách hàng và các bên liên quan để tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của dự án. Sau đó, xác định các thông tin, dữ liệu liên quan, lập kế hoạch phân bổ nguồn lực và tiến trình thực hiện, phân phối sản phẩm.
- Thiết lập các cấu hình cho các phân hệ để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Sử dụng biện pháp mô hình hóa và phân tích dữ liệu để tìm ra các giải pháp phù hợp.
- Tham gia vào việc cải tiến và sửa đổi các giao diện hiện có để tăng tính tương tác với các hệ thống bên ngoài thông qua các tài liệu văn bản hoặc XML.
- Làm việc với các cá nhân, các nhóm có liên quan để hướng dẫn cách sử dụng và cung cấp các tài liệu phục vụ cho việc đào tạo.
- Đảm bảo hệ sinh thái ERP (bao gồm SAP và các kết nối từ bên thứ ba) vận hành ổn định và luôn sẵn sàng hỗ trợ trực tiếp hoặc hỗ trợ từ xa sau khi dự án kết thúc.
3. Vai trò của SAP Consultant trong các giai đoạn triển khai dự án
Một SAP Consultant chuyên nghiệp không chỉ cần hiểu được bản chất, vai trò tại vị trí mình đảm nhiệm mà còn cần nắm bắt rõ các giai đoạn triển khai dự án. Với đặc thù công việc là tư vấn và triển khai, các SAP Consultant phải tham gia vào dự án ngay từ giai đoạn đầu tiên để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đạt mục tiêu đề ra.
► Giai Đoạn I: Chuẩn bị dự án
Trong giai đoạn này, các SAP Consultant cần lập kế hoạch dự án, cấu trúc tổ chức dự án, chuẩn bị hạ tầng dự án. Tiếp đó là thực hiện khởi động dự án.
► Giai Đoạn II: Khảo sát, Phân tích và Thiết kế
Trong giai đoạn 2, các SAP Consultant sẽ cần vận dụng khả năng phân tích và thiết kế để bắt tay vào việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn cụ thể cho doanh nghiệp, như:
- Đào tạo tổng quan
- Thu thập yêu cầu
- Phân tích khả năng đáp ứng
- Thu thập danh sách biểu mẫu, báo cáo, chương trình phát triển, chương trình chuyển đổi số liệu, chương trình tích hợp hệ thống
- Thiết kế Tài liệu quy trình tương lai
► Giai Đoạn III: Hiện thực hóa giải pháp
Trong giai đoạn này, các SAP Consultant sẽ bắt tay vào việc triển khai dự án dựa trên những đề xuất giải pháp đã được khách hàng thông qua, bao gồm:
- Cấu hình hệ thống
- Xây dựng kịch bản kiểm thử
- Phát triển các chương trình phát triển, chương trình tích hợp
- Kiểm tra chức năng
- Kiểm tra thử tích hợp
- Chuẩn bị tài liệu đào tạo
- Thiết kế phân quyền
► Giai Đoạn IV: Chuẩn bị cuối cùng
Các SAP Consultant trong giai đoạn 4 sẽ cần phải tiến hành thử nghiệm hệ thống, chuẩn bị cho giai đoạn vận hành chính thức. Các công việc cụ thể là:
- Đào tạo người dùng chính
- Người dùng chính kiểm thử
- Chuyển đổi thử
- Kế hoạch chuyển đổi chi tiết
► Giai Đoạn V: Vận hành chính thức & hỗ trợ
Nhiệm vụ chính của các SAP Consultant trong giai đoạn 5 chính là đưa hệ thống đi vào vận hàng chính thức, đánh giá hiệu quả và bàn giao với khách hàng và hỗ trợ họ nếu cần. Các công việc bao gồm:
- Chuyển đổi hệ thống
- Thu thập và làm sạch dữ liệu cho các đơn vị vận hành
- Vận hành hệ thống
- Hỗ trợ vận hành
- Bàn giao hệ thống
4. Hành trang của SAP Consultant chuyên nghiệp
Hiện nay, SAP là một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được quan tâm hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Chính vì vậy, nhu cầu về nhân lực tư vấn/triển khai các giải pháp SAP rất cao. Mức thu nhập cho các Chuyên gia tư vấn triển khai SAP được xếp vào top đầu thị trường, với nhiều cơ hội về triển vọng tăng trưởng việc làm, mức lương, chất lượng cuộc sống và các lợi ích khác. Do đó, SAP Consultant đã trở thành một ngành nghề đáng mơ ước trong mắt nhiều người.
Tuy nhiên, hành trình chạm tới giấc mơ SAP Consultant có khá nhiều thử thách. Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn và triển khai SAP, hai yếu tố quan trọng hàng đầu mà các ứng viên cần quan tâm tới đó là: Trình độ chuyên môn cao và Kỹ năng mềm tốt.
► Trình độ chuyên môn cao
Chứng nhận SAP là một trong những chứng nhận danh giá nhất trong lĩnh vực tư vấn triển khai phần mềm, giúp tăng độ uy tín và trình độ của SAP Consultant. Có 2 loại chứng nhận SAP được đánh giá cao hiện nay là SAP Certified Application Associate và SAP Certified Development Associate. Việc đạt được hai chứng chỉ này là minh chứng xác thực cho trình độ của một SAP Consultant, đảm bảo cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho các ứng viên.
► Kỹ năng mềm tốt
Với đặc thù cần làm việc trực tiếp với các khách hàng, SAP Consultant cần có những kỹ năng mềm để đảm bảo quá trình giao tiếp được trở nên trơn tru hơn. Cụ thể, theo trang UK SAP Expert, một SAP Consultant cần có những kỹ năng mềm sau:
- Kỹ năng thương lượng để xác định chính xác các yêu cầu của người dùng
- Kỹ năng phân tích để hệ thống hóa các yêu cầu của người dùng về khả năng của SAP
- Khả năng năng sáng tạo và kỹ năng tạo bản thiết kế
- Khả năng tư duy logic kết hợp cùng trực giác mạnh mẽ
- Kỹ năng triển khai với độ chính xác cao
- Kỹ năng sư phạm để đào tạo người dùng
- Kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm
- Khả năng chịu đựng bền bỉ, mạnh mẽ
Ngoài ra còn có một số kĩ năng mềm cơ bản khác như: Tin học văn phòng, Ngoại ngữ, Thuyết trình,....
***
Tóm lại, SAP Consultant là một ngành nghề với nhiều tiềm năng phát triển, tạo ra những cơ hội việc làm hấp dẫn phù hợp với xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thế giới ngày nay. Tuy nhiên, hành trình để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn và triển khai SAP vô cùng gian nan, đòi hỏi ứng viên phải được rèn luyện trong một môi trường chuyên nghiệp để học tập và trau dồi thêm kỹ năng nghiệp vụ.
Với vị thế là một trong những đối tác triển khai uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã được SAP kiểm định; Đối tác vàng (Gold Partner) của SAP tại Việt Nam với 30% thị phần và bề dày trên 14 năm kinh nghiệm, CMC Consulting (Tiền thân là CMC Ciber) đã thiết lập một đội ngũ gồm hơn 150 chuyên gia tư vấn ERP hàng đầu Việt Nam và triển khai thành công hệ thống ERP cho rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, CMC Consulting hứa hẹn sẽ là một môi trường làm việc lý tưởng giúp các ứng viên có cơ hội học hỏi thông qua các hoạt động thực chiến. Từ đó, hoàn thành mục tiêu chinh phục giấc mơ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn và triển khai SAP.
Hiện nay, CMC Consulting vẫn đang trong quá trình tuyển dụng các SAP Consultant nhằm xây dựng đội ngũ tư vấn triển khai ngày một lớn mạnh hơn với chế độ lương thưởng và nhiều quyền lợi hấp dẫn. Ứng viên quan tâm xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 024 7106 5555- Ext: 8700
Email: hr.cmcconsulting@cmc.com.vn
Hoặc gửi CV trực tiếp tại đây: