8 XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP (#1)

Giang Hoàng

05/05/2023

1978

Dưới góc độ của doanh nghiệp, chuyển đổi số là hoạt động tích hợp các giải pháp số vào hoạt động vận hành bằng cách tạo ra quy trình kinh doanh hướng tới mục tiêu tối ưu hóa bộ máy quản lý doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận và nhiều cơ hội phát triển mới cho công ty. 

Xu hướng chuyển đổi số toàn cầu

Theo dự đoán của IDC Research Inc., tổng đầu tư trên toàn thế giới cho các công nghệ chuyển đổi số sẽ đạt 7 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Mức ngân sách tăng đột biến cho thấy chuyển đổi số vẫn đang là chiến lược phát triển hàng đầu đối với mọi ngành nghề. Quá trình này đang diễn ra không chỉ ở các tập đoàn lớn, mà ngay cả những doanh nghiệp SME cũng không đứng ngoài cuộc chơi.

Khi toàn cầu hóa được doanh nghiệp chú trọng, việc đón đầu và thích nghi với chuyển đổi số là xu thế tất yếu để phát triển và khẳng định vị thế của mình. Đồng hành cùng những doanh nghiệp hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số, CMC Consulting xác định, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần: đưa ra những chiến lược triển khai tương ứng với tốc độ phát triển của công nghệ, phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và nguồn lực nội tại.

Sau đây là những xu hướng chuyển đổi số trong hoạch định chiến lược đã thành công và phát triển trên toàn thế giới hiện nay:

 1. Sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện

Phần mềm quản trị doanh nghiệp (thường được biết đến dưới tên ERP – Enterprise Resource Planning) là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể tất cả hoạt động trong doanh nghiệp. Giải pháp quản lý doanh nghiệp không chỉ gồm phần mềm quản lý mà còn tích hợp những tính năng khác giúp doanh nghiệp có thể tự động hóa thực hiện các quy trình quản trị chủ chốt, như: phân tích tài chính, quản trị mua bán sản phẩm, hoạch định sản xuất, kế toán, hậu cần hay quản lý quan hệ với khách hàng,…

Hiện nay rất nhiều phần mềm quản trị doanh nghiệp đang được cung cấp và sử dụng nhưng phần lớn chỉ đáp ứng phân mảnh với những tính năng nhỏ lẻ, hỗ trợ một nghiệp vụ, trong khi bài toán của tổ chức và doanh nghiệp thường phức tạp. Doanh nghiệp phải sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm, với chi phí tích hợp, triển khai và quy trình phức tạp hơn cả khi chưa chuyển đổi số. 13 ứng dụng/30 lần/ngày là số lần trung bình một nhân viên phải dùng để thực hiện công việc (Báo cáo từ Asana), có thể thấy tình trạng quá tải trong quá trình thực hiện công việc đang phổ biến chưa được giải quyết triệt để. Điều này dẫn đến chậm trễ và kém hiệu quả trong xử lý dữ liệu, kiểm soát nguồn lực, trở thành rào cản trong chuyển đổi số cho doanh nghiệp, đặc biệt với những ngành nghề có khối lượng nghiệp vụ cao như Sản xuất.

Sử dụng Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP hiện đang là xu thế không thể đảo chiều cho nhiều doanh nghiệp nhằm giải quyết đầu bài khó trước mắt, đáp ứng nhu cầu tối ưu nguồn lực doanh nghiệp, gia tăng khách hàng, gia tăng lợi nhuận một cách bền vững, lâu dài.

 

CMC Consulting kích hoạt vận hành chính thức hệ thống SAP ERP cho Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI

Trong những phần mềm quản trị doanh nghiệp đang nhiều tập đoàn tin dùng hiện nay, SAP ERP đứng hàng đầu bởi tính linh hoạt và hệ thống dữ liệu tích hợp toàn diện cho doanh nghiệp. Bên cạnh cung cấp đầy đủ các tính năng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), các ứng dụng bao gồm quản lý quan hệ khách hàng (CRM-Customer Relationship Management),  tài chính (FICO), quản lý nguồn nhân lực (HxM), quản lý dòng sản phẩm và chuỗi cung ứng,... SAP cũng cung cấp các phần mềm tích hợp, tùy biến theo nhu cầu và quy mô, dễ dàng ứng dụng đa ngành, đa nghề, cho mọi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

 2. Chuyển đổi tập trung vào tối ưu chi phí

Năm 2023 được dự đoán là một năm với nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bởi áp lực lạm phát trên đà suy thoái kinh tế và những khó khăn trong chuỗi cung ứng. Đứng trước những thử thách đó, nhiều doanh nghiệp có xu hướng thay đổi chiến lược từ tăng trưởng mạnh sang tối ưu vận hành, tiết kiệm nguồn lực.

Trong báo cáo của VentureBeat, 90% lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ công nhận lợi ích tối ưu chi phí của chuyển đổi số, phần lớn ngân sách sẽ được phân bổ cho mục đích này trong năm 2023.

Đầu tư đúng đắn vào công nghệ thích hợp để thực chuyển đổi số hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Hiện nay, một số doanh nghiệp hướng đến việc áp dụng tự động hóa và hệ thống hóa vào quy trình hoạt động, quản lý bằng cách sử dụng phần mềm quản trị ERP để thúc đẩy doanh nghiệp tối ưu chi phí. Dự báo 60% doanh nghiệp áp dụng xu hướng vận hành mới này sẽ vượt xa đối thủ tới 80% về tốc độ triển khai chuyển đổi số trong cuộc đua cạnh tranh (Gartner, 2023)

3. Tích hợp trải nghiệm toàn diện  (Total Experience - TX ) 

Total Experience là một chiến lược tích hợp trải nghiệm của nhân viên (EX), trải nghiệm khách hàng (CX), trải nghiệm người dùng (UX) và trải nghiệm đa năng (MX) trên nhiều điểm chạm nhằm đưa ra kế hoạch kinh doanh toàn diện.

Mulesoft dự đoán 2023 sẽ là năm ghi nhận hoạt động đầu tư đột biến vào Total Experience từ các doanh nghiệp, tập trung vào cả khách hàng và nhân sự. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận định khách hàng là trung tâm và nhân viên là những điểm chạm đầu tiên giữa Doanh nghiệp - Khách hàng, do đó Nhân viên cũng cần được nâng cao trải nghiệm. Nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh cần sự đồng lòng và phối hợp của các thành viên hình thành từ tương tác giữa nhân viên với tổ chức đó trong suốt quá trình làm việc. Do vậy, xây dựng chiến lược trải nghiệm toàn diện chính là nền tảng tạo ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh.


Xu hướng Trải nghiệm tổng thể Total Experience

Để có thể quản lý và theo dõi trải nghiệm khách hàng, người dùng và nhân sự một cách trực quan và tổng thể, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược quản trị toàn diện bao quát tất cả bộ phận để đưa ra quyết định đúng đắn, giảm chi phí cơ hội và phát triển bền vững.

4. Xu hướng Dịch vụ hóa (Everything as a Service - XaaS )

XaaS là một mô hình kinh doanh cho các giải pháp đa dạng kết hợp phần cứng, phần mềm và dịch vụ. Trước khi có sự xuất hiện của XaaS và điện toán đám mây, các tổ chức, doanh nghiệp thường phải mua và cài đặt các gói phần mềm được cấp phép để thiết lập mạng lưới của mình chẳng hạn: dịch vụ hóa phần mềm (SaaS), dịch vụ hóa nền tảng (PaaS), dịch vụ hóa cơ sở hạ tầng (IaaS), dịch vụ hóa giao tiếp (CaaS) và dịch vụ hóa mạng lưới (NaaS),… Việc tích hợp nhiều phần mềm cùng lúc có thể gây thất thoát hay trùng lặp thông tin vì dữ liệu không được tổng hợp, hệ thống hóa., dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động quản trị, kinh doanh.

 

XaaS sử dụng điện toán đám mây

Xaas là mô hình mở rộng của những phần mềm trên, cung cấp quyền truy cập vào tất cả các loại dịch vụ từ một nhà cung cấp, bao gồm cơ sở hạ tầng, lưu trữ và quyền xử lý dữ liệu. Mô hình XaaS cho các tổ chức, doanh nghiệp tính linh hoạt và khả năng mở rộng cực cao bằng cách sử dụng đám mây. Vì những lý do này, hiện XaaS đang là lựa chọn phổ biến của những doanh nghiệp và tổ chức hàng đầu. Ví dụ điển hình công ty đang áp dụng mô hình XaaS là ​​AWS, cung cấp dịch vụ điện toán và lưu trữ đám mây cho khách hàng của họ.

Chuyển đổi số là cơ hội phát triển đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức. Việc nắm bắt xu hướng, hiểu rõ năng lực, nhu cầu của tổ chức là điều cần thiết để doanh nghiệp đưa ra chiến lược đúng đắn, chuẩn bị nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số. Hoặc lựa chọn một đơn vị đồng hành tư vấn - triển khai giải pháp Chuyển đổi số có kinh nghiệm đa ngành, uy tín và trách nhiệm.

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn về Tư vấn chiến lược chuyển đổi số toàn diện trong nước và quốc tế, CMC Consulting hiện là đối tác hàng đầu giúp doanh nghiệp hoạch định và triển khai giải pháp SAP ERP phù hợp theo nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách chuẩn hóa quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để bứt phá trên hành trình phát triển bền vững.

Trên đây là 4 xu hướng chiến lược chuyển đổi số nổi bật được dự đoán sẽ đem lại nhiều giá trị tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích mà CMC Consulting đã tổng hợp, bạn đọc sẽ có thêm góc nhìn đa chiều và kiến thức về công nghệ và đổi mới!

(Còn tiếp)

Bài viết liên quan

Chat