Chuyển đổi số: Xu thế phát triển của doanh nghiệp 4.0

CMC Consulting

20/10/2021

988

Chuyển đổi số là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ và đang dần trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Giới chuyên môn nhận định, chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, nếu đứng ngoài, doanh nghiệp sớm muộn sẽ thất bại.

  


Chuyển đổi số là gì?

Theo công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Gartner: Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. 

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp như: Cắt giảm chi phí vận hành, Phát huy hiệu quả tiếp cận khách hàng, Dễ dàng quản trị các nguồn lực trong doanh nghiệp,... Điểm mạnh lớn nhất của chuyển đổi số chính là giúp Ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời; qua đó trực tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động vận hành, doanh nghiệp có thể giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu suất công việc tới mức tối đa. 


Chuyển đổi số khác biệt so với số hoá

Chuyển đổi số và số hoá có sự khác biệt về mặt bản chất. Tuy nhiên, giữa chúng lại có mối liên hệ chặt chẽ: Muốn chuyển đổi số thành công, trước hết cần phải có tư duy số hoá.

Theo Chuyên gia chiến lược về công nghệ và nhà phân tích kỳ cựu Dion Hinchcl  iffe: “Số hóa là sử dụng công cụ kỹ thuật số để tự động hóa và cải thiện cách làm việc hiện tại mà không thực sự làm thay đổi bản chất của nó hay tạo ra luật chơi mới”. Còn chuyển đổi số “là một quá trình từ – sâu – thành – bướm, biến đổi uyển chuyển từ một cách làm hiện tại sang một cách làm hoàn toàn khác biệt, trong một số trường hợp thay thế hoàn toàn các bộ phận của doanh nghiệp và cách thức vận hành để thu được nhiều giá trị hơn so với kiểu kinh doanh quy mô nhỏ, đòn bẩy thấp”. 

Quá trình xây dựng và phát triển ứng dụng Grab có thể được coi là một ví dụ giúp hiểu thêm về sự khác biệt giữa chuyển đổi số và số hoá này: Ban đầu, Grab xuất phát là một nền tảng kinh doanh dịch vụ đặt xe. Xuyên suốt quá trình đó, ứng dụng đã thu thập các thông tin liên quan tới thói quen lái xe của tài xế, nhu cầu của người dùng, các cung đường, thời gian thực di chuyển,... và số hoá chúng. Số hoá chỉ giúp Grab có định hình tổng quan về doanh nghiệp của mình, trong khi đó, bản chất mô hình kinh doanh tại thời điểm đó của doanh nghiệp vẫn chưa thay đổi.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Grab bắt đầu tiến hành phân tích dựa trên những dữ liệu số hoá đã thu thập được và đưa ra định hướng phát triển mô hình kinh doanh mới. Grab Express và GrabFood được ra đời; đồng thời Grab tối ưu hoá tính năng tạo sẵn cung đường, giúp giảm thời gian di chuyển của tài xế - tăng lợi nhuận cho Grab. Có thể nói, việc phát triển mô hình kinh doanh là biểu hiện của chuyển đổi số bởi bằng việc phân tích dữ liệu số hoá, Grab đã biến đổi nó và tạo ra sự thay đổi tích cực cho doanh nghiệp mình.


Chuyển đổi số là xu thế phát triển của doanh nghiệp thời đại 4.0

Chuyển đổi số đã và đang là xu hướng tất yếu trong thời đại. Giáo sư Hồ Tú Bảo thuộc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) cho rằng, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng không thể nói "không" với chuyển đổi số: "Chuyển đổi số là con đường tất yếu, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược theo đuổi một cách cụ thể, có sự đầu tư đúng đắn cho những công cụ quan trọng của chuyển đổi số như AI, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh,....

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các tổ chức - doanh nghiệp cần có tư duy chuyển đổi số bởi những lý do sau:

  • Thói quen tiêu dùng của khách hàng đang thay đổi nhanh với ngày càng nhiều nhu cầu về tiện ích sản phẩm, dịch vụ. Trong khi đó, chuyển đổi số có khả năng phân tích hành vi của họ và đưa ra các chiến dịch tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Ngược lại, nếu không bắt đầu tư duy chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
  • Công nghệ trên thế giới đang thay đổi từng ngày với nhiều tiềm năng, lợi ích to lớn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung, đứng vững trên thị trường và tạo ra nhiều bước đột phá hơn
  • Đối thủ cạnh tranh ngày càng thay đổi mạnh mẽ: Việc khai thác nền tảng số hóa đã cho phép nhiều doanh nghiệp có khả năng vận hành mô hình kinh doanh một cách hiệu quả - tiết kiệm và chất lượng hơn. Do đó, chuyển đổi kỹ thuật số là điều bắt buộc đối với các tổ chức và doanh nghiệp nếu không muốn bị đánh bại trước các đối thủ.

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch,... Ngày 3/6/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Có thể nói, chuyển đổi số đã và đang là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam hiện nay. 


Doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi số?

Tầm quan trọng của chuyển đổi số là điều không thể phủ nhận trong thời đại 4.0. Tuy nhiên, câu hỏi làm thế nào để xây dựng một quy trình chuyển đổi số hoàn chỉnh và phù hợp vẫn đang là thách thức đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp.

Quý doanh nghiệp và tổ chức có thể tham khảo quy trình 05 bước chuyển đổi số để định hình tổng quan về quá trình và phương thức chuyển đổi:

  1. Đánh giá hiện trạng và mong muốn của doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo cần phải xác định rõ ràng những gì đang xảy ra trong tổ chức và những xu hướng của thị trường. Từ đó, lựa chọn hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp
  2. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp: Sau khi đã có hình dung tổng quát về hiện trạng, bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số là đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đáp ứng được hai yếu tố là con người và dữ liệu
  3. Rà soát quy trình để đưa ra thay đổi cần thiết và lựa chọn công nghệ phù hợp: Đây là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại xem mình đã sẵn sàng hoàn toàn cho việc chuyển đổi số hay chưa. Hoạt động rà soát cho phép doanh nghiệp biết được công nghệ nào cần được cải tiến? Đâu là quy trình “lỗi thời” cần thay đổi? Khâu nào chưa sẵn sàng và hướng giải quyết như thế nào? Để từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp. Một lần nữa, những người đưa ra quyết định không nên dựa vào những suy luận trực quan của cá nhân mà cần nhìn vào những số liệu thực tế để tìm ra hướng đi hợp lý cho doanh nghiệp
  4. Tạo ra văn hóa phản hồi mở: Phản hồi của người quản lý và nhân viên đóng vai trò quan trọng bởi dựa trên phản hồi này, các nhà lãnh đạo có thể thực hiện các thay đổi giúp tối ưu hóa hiệu quả đào tạo
  5. Cam kết chuyển đổi số của ban lãnh đạo và toàn thể doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số đều cho rằng tạo ra sự thay đổi trong văn hoá doanh nghiệp còn khó khăn hơn về công nghệ. Do đó, nhà lãnh đạo cần làm rõ chuyển đổi số là một chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp đối với toàn thể nhân viên tại doanh nghiệp để cùng toàn tâm, toàn lực cố gắng

Chuyển đổi số là một hành trình dài. Trên hành trình này, doanh nghiệp cần nỗ lực xây dựng một chiến lược cụ thể, rõ ràng dựa trên những phân tích thực tế cũng như sự kiên định, quyết đoán không ngừng trong quá trình triển khai mới đạt được thành công. Không những vậy, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới việc lựa chọn đối tác uy tín để đảm bảo mức độ hiệu quả của quy trình chuyển đổi số.

Thành lập từ năm 2008, CMC Consulting (Tiền thân là CMC Ciber) hân hạnh là Đối tác Vàng (Gold Partner) của SAP Việt Nam, là nhà cung cấp uy tín hàng đầu về các dịch vụ tư vấn, triển khai giải pháp quản trị Doanh nghiệp. Với đội ngũ gồm hơn 150 chuyên gia tư vấn ERP hàng đầu và kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống ERP cho rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế, CMC Consulting cam kết vì thành công của khách hàng bằng chất lượng dịch vụ và sự cạnh tranh tối ưu về giá thành. 

CMC Consulting - Đồng hành cùng Doanh nghiệp trong Thời kỳ chuyển đổi số!

Liên hệ: 

Hotline: 024 7106 5555- Ext: 8700

Email: contact.cmcconsulting@cmc.com.vn 

Bài viết liên quan

Chat