TOP 5 NGÀNH NGHỀ ĐẶC THÙ CẦN KHAI THÁC TỐI ƯU HỆ THỐNG ERP

CMC Consulting

14/02/2022

1079

 

ERP (Enterprise Resource Planning) là từ viết tắt cho cụm từ Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp, hay còn gọi là một hệ thống thông tin tác nghiệp và quản trị doanh nghiệp - là một hệ thống duy nhất tích hợp tất cả các quy trình cốt lõi cần thiết để điều hành một công ty. Mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực hoạt động đều có một quy trình làm việc, đặc thù sản xuất, quản lý khác nhau, vì vậy yêu cầu đối với hệ thống ERP cũng khác nhau để các chức năng phù hợp với tình hình thực tế. 

Khi áp dụng vào vận hành trong doanh nghiệp, hệ thống ERP cho phép các công ty điều chỉnh các chức năng phù hợp với từng nhu cầu cụ thể, hoàn toàn linh hoạt giữa các phòng ban giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru hơn và cải thiện giao tiếp. Ngoài ra, việc chuyên môn hóa ERP vào từng ngành nghề/ lĩnh vực giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí trong quá trình triển khai, cũng như tạo ra hiệu quả nhanh hơn so với các hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện nay.

Dưới đây là top 5 ngành hàng đầu cần ứng dụng hệ thống ERP để có được sự bứt phá trong quá trình vận hành doanh nghiệp: 

 

     1. Ngành Bất động sản và xây dựng

 

Theo KPMG, bất động sản là một trong những lĩnh vực có tỉ lệ cao các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư cho công nghệ. Bằng việc ứng dụng ERP, doanh nghiệp Bất động sản và xây dựng có thể có được những giá trị trong việc vận hành các quy trình cốt lõi như: 

  • Quản lý dự án và thầu phụ

 - Tăng tính khả thi của dự án với khả năng quản lý chi tiết từng công việc, các khoản mục chi phí, doanh thu và so sánh kế hoạch với thực tế, theo sát tiến độ của dự án.

- Cải thiện công tác lập kế hoạch nhờ cái nhìn sâu hơn từng nghiệp vụ kinh tế, đảm bảo năng suất và tiến độ dự án

- Xác định rõ ràng các khoản mục chi phí của dự án, nhanh chóng tính toán ra giá thành xây dựng và giá bán dự kiến.

- Hỗ trợ quản lý nhà thầu, các hồ sơ tài liệu dự án và các yêu cầu từ nhà thầu.

  • Quản lý kinh doanh BĐS

- Quản lý hiệu quả danh sách khách hàng, tồn kho BĐS

- Kịp thời cập nhật trạng thái của từng căn hộ, nhanh chóng đưa ra báo cáo mới nhất số lượng bán ra, cũng như tình hình thanh toán.

- Xây dựng bảng giá linh hoạt, phù hợp theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp

- Các chương trình bán hàng và hoa hồng cho đội ngũ sales và các đại lý được thiết kế linh hoạt

- Cho phép cách thức thu tiền linh hoạt theo thỏa thuận của từng hợp đồng kinh tế

  • Quản lý vận hành BĐS

- Quản lý hiệu quả các kế hoạch bảo trì, sửa chữa sau bàn giao

- Cho phép cách thức thu tiền linh hoạt các hạng mục phí quản lý căn hộ

- Cho phép tích hợp các hình thức thu hộ điện, nước, bãi xe

  • Quản lý đi thuê và cho thuê BĐS:

- Quản lý chi tiết thông tin đến từng dự án, tòa nhà, khu đất, căn hộ, của hàng, vị trí được cho thuê từ diện tích, thiết kế chi tiết, vật tư được chọn lựa xây dựng đến khoảng cách đến các địa điểm liền kề

- Hợp đồng được tạo nhanh chóng, dễ dàng truy xuất lịch sử, phản ánh chi tiết thông tin thanh toán theo từng tháng, và hỗ trợ tính năng nhắc nhở với những điểm mốc quan trọng

- Ghi nhận doanh thu/ chi phí theo từng đơn vị cho thuê và đi thuê, liên kết chặt chẽ với việc quản lý tài sản và dự án

 

     2. Ngành Sản xuất

 

Giải pháp ERP cho ngành sản xuất mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết mọi các thách thức kinh doanh trong các nghiệp vụ dưới đây:

  • Quá trình sản xuất

- Hỗ trợ theo dõi toàn bộ hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất: Hoạch định sản phẩm, dự báo sản phẩm và duy trì chất lượng sản phẩm, 

- Tự động hóa, hỗ trợ doanh nghiệp trong các quy trình lập kế hoạch, lập lịch trình sản xuất và giao hàng, các dịch vụ sản phẩm được cá nhân hóa cho từng khách hàng.

- Các tính năng kiểm soát chất lượng và quy trình kiểm toán đầu cuối được tích hợp vào hệ thống ERP, đảm bảo thành phẩm được sản xuất một cách tốt nhất.

- Rút ngắn thời gian của một chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả của các chức năng liên quan đến sản xuất.

  • Quản lý chuỗi cung ứng 

- Quản lý hiệu quả tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng.

- Số hóa quy trình chuỗi cung ứng, giúp giảm chi phí và thời gian giao hàng

- Đơn giản hóa các quy trình chính và tự động hóa các tác vụ

- Hỗ trợ báo giá, thông tin nhà cung cấp, yêu cầu mua hàng và các hoạt động khác, tạo điều kiện hợp tác với nhà cung cấp, nhà thầu và các bộ phận nội bộ liên quan trực tiếp với các tổ chức bên ngoài.

  • Quản lý hàng tồn kho

- Giúp quản lý hàng tồn kho và cung cấp thông tin chính xác về hoạt động kho hàng và mức độ tồn kho theo thời gian thực

- Tối ưu hóa mức độ tồn kho bằng cách giảm lượng hàng tồn kho và lãng phí, dẫn đến giảm chi phí vốn chủ sở hữu. 

- Giảm chi phí hỗ trợ quản lý chất lượng, giảm tổn thất doanh thu do các vấn đề về chất lượng hàng tồn kho.

 

     3. Ngành Bán lẻ

 

Hệ thống ERP cho ngành bán lẻ bao gồm nhiều module khác nhau với những tính năng đặc thù như:

  • Quản lý chuỗi cung ứng

- Toàn bộ thông tin tồn kho bán lẻ được phân phối đến các tổ chức trong chuỗi bán lẻ, điều này hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp quy trình kinh doanh nhanh chóng.

- Với khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, hệ thống giúp việc lưu chuyển hàng hóa một cách dễ dàng, đặc biệt là cho phạm vi luân chuyển trên toàn cầu

- Quản lý tồn kho tại các điểm bán lẻ 

  • Quản lý bán hàng: 

- Quá trình bán hàng được thực hiện theo các quy trình nghiệp vụ chuẩn, thông suốt trong toàn doanh nghiệp, có các bước kiểm tra, phê duyệt chặt chẽ. Điều này cho phép tối ưu hóa lợi nhuận và lưu lượng công việc.

- Tích hợp với công cụ POS giúp việc bán hàng và thực hiện giao dịch thanh toán trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng và cho phép ghi nhận mọi giao dịch ngay tại thời điểm thực.

- Đơn giản hóa các quy trình hoạt động cho nhà bán lẻ bằng cách cung cấp thông tin chính xác về thị trường.

- Theo dõi sát sao thông tin của đội ngũ nhân lực bao gồm cả nhiệm vụ và năng suất làm việc.

  • Quản lý dữ liệu doanh số: 

- Cho phép doanh nghiệp theo dõi mọi thỏa thuận bán lẻ với thời gian nhanh nhất cùng tất cả các thông tin để có thể phân tích, tìm vấn đề và đưa ra kết luận.

- Kiểm soát thứ tự đơn hàng và các đơn hàng hoàn thành: theo dõi đơn đặt hàng của khách hàng, thực hiện các bước để cải thiện số lượng và sự hài lòng của khách hàng.

- Sắp xếp chi tiết dòng chảy tài chính hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các chính sách tài chính và kế toán hiệu quả hơn.

  • Quản lý khách hàng

- Tiến hành quản lý và đồng bộ tự động các thông tin cũng như lịch sử mua hàng của từng khách hàng trên hệ thống

- Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng qua nhiều hình thức như: thẻ hội viên, điểm tích lũy, voucher, email, sms, vân vân.

Sử dụng phần mềm ERP cho ngành bán lẻ sẽ giúp các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh, phát triển hoạt động kinh doanh một cách hợp lý và tăng lợi nhuận nhờ quy trình làm việc hiệu quả.

 

     4. Ngành Tài chính ngân hàng

 

 Hệ thống ERP giúp tối ưu hóa các phân hệ trong ngành Tài chính- Ngân hàng nhằm đảm bảo tính bảo mật an toàn, nâng cao hiệu suất các nghiệp vụ và hỗ trợ nhà quản lý tài chính trong việc ra các quyết định về sách lược cũng như chiến lược, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nâng cao năng lực hoạt động của mình.

  • Quản lý tài chính

- Chia các mảng ứng dụng theo các loại hình hoạt động và kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp như: Kinh doanh ngân Tài chính-ngân hàng, ứng dụng nội bộ, Quản lý thuê mua tài chính, quản lý chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản, quản lý bất động sản,...

- Các số liệu được tổng hợp tại một trung tâm dữ liệu, từ đó có thể khai thác số liệu qua hệ thống báo cáo tác nghiệp, báo cáo quản lý, các báo cáo phải nộp cho NH Nhà nước và các báo cáo phục vụ lãnh đạo.

  • Quản lý quan hệ khách hàng

- Cho phép tìm kiếm và quản lý khách hàng tiềm năng, ghi nhận thông tin, lịch sử giao dịch và trải nghiệm của khách hàng

- Hỗ trợ thực hiện các chức năng Online và Mobile Banking đối với khách hàng

- Hệ thống đồng bộ hóa và tối ưu hóa việc quản lý thông tin khách hàng qua đó giúp đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp, mang lại lợi ích cao nhất cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

  • Quản trị rủi ro

 - Giảm thiểu rủi ro, sai sót phát sinh trong hoạt động tín dụng, trong quá trình vận hành và phát triển quy mô của các NHTM, 

- Phòng ngừa và kiểm soát các loại rủi ro như rủi ro nhân sự, rủi ro tác nghiệp, rủi ro hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin,…

- Hỗ trợ các biện pháp khắc phục tổn thất sau khi rủi ro xảy ra để hạn chế tối đa tổn thất cho doanh nghiệp, đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục. 

Ngoài ra, Hệ thống ERP còn hỗ trợ doanh nghiệp với các module mở rộng khác như: Quản lý quan hệ khách hàng, Quản lý nhân công và tiền lương, Quản lý giá, Quản lý quan hệ nhà cung cấp…

 

      5. Ngành Viễn thông

 

Việc triển khai ERP sẽ giúp các công ty viễn thông tối ưu hiệu quả quản lý doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm dịch vụ; sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên viễn thông, đồng thời mở rộng việc kinh doanh một cách nhanh chóng, toàn diện; duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

  • Quản lý quan hệ khách hàng

- Hỗ trợ quá trình giải định các thông tin về khách hàng, lịch sử mua hàng, vay nợ và toàn bộ các thông tin liên quan cá nhân khách hàng

- Hệ thống tính chi phí dành cho khách hàng được tích hợp trong hệ thống với mục đích lưu trữ các thông tin về tài chính sao cho dễ truy cập và phân tích.

- Giúp doanh nghiệp cải thiện sự thỏa mãn khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ viễn thông cũng như cung cấp dịch vụ khách hàng yêu cầu chất lượng tốt nhất.

  • Quản lý tài chính

- Hệ thống quản lý tài sản hỗ trợ nhân công duy trì tài sản một cách hiệu quả đồng thời đảm bảo các nhu cầu sử dụng tài sản trong phạm vi ngân sách cho phép.

- Hỗ trợ đưa ra các quyết định về tài chính và hoạt động doanh nghiệp chuẩn xác và linh hoạt cũng như phân tích và tường thuật các báo cáo tài chính một các khoa học giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

  • Hoạch định nguồn tài nguyên viễn thông

- Hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa năng suất đồng thời sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên viễn thông.

 

***

Hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề/lĩnh vực khác nhau và là một trong những xu thế tất yếu trong thời đại số hiện nay. Quá trình triển khai ERP đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị cũng như đầu tư kỹ lưỡng về nguồn lực, và quan trọng hơn, doanh nghiệp cần có cho mình một đối tác triển khai uy tín cùng đồng hành để thành công trong quá trình chuyển đổi số.

 

Thành lập từ năm 2008, CMC Consulting (Tiền thân là CMC Ciber) hân hạnh là Đối tác Vàng (Gold Partner) của SAP Việt Nam, là nhà cung cấp uy tín hàng đầu về các dịch vụ tư vấn, triển khai giải pháp quản trị Doanh nghiệp của SAP. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn ERP hàng đầu và giàu kinh nghiệm, CMC Consulting cam kết mang đến cho khách hàng các giải pháp ERP được thiết kế chuyên sâu phù hợp với từng ngành nghề/ lĩnh vực khác nhau với chất lượng tốt nhất và giá thành cạnh tranh. Chúng tôi tin rằng, các giải pháp ERP của CMC Consulting chính là chìa khóa “vàng” giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình vận hành, giảm chi phí và thu được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. 

 

CMC Consulting- Đồng hành cùng Doanh nghiệp trong Thời kỳ chuyển đổi số!

 

Liên hệ: 

Hotline: 024 7106 5555- Ext: 8700

Email: contact.cmcconsulting@cmc.com.vn  

Bài viết liên quan

Chat