Nhấn nút “tái tạo” với chiến lược chuyển đổi số - Phát triển bền vững ngành Vàng bạc Đá quý

Giang Hoàng

11/07/2023

2678

Bức tranh kinh tế vĩ mô thế giới năm 2023 dự kiến còn nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao kéo theo nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn giảm. Kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới cũng đang chịu những ảnh hưởng ngày càng rõ nét.

Các chuyên gia dự báo, ngành Vàng bạc Đá quý vẫn có triển vọng trong dài hạn, tuy nhiên, yêu cầu các doanh nghiệp kim hoàn nâng cao khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường và phát triển công nghệ. Với tinh thần tái tạo và cải tiến mạnh mẽ, các doanh nghiệp ngành Vàng bạc đá quý đang tập trung tăng tốc phát triển các năng lực chiến lược, kiện toàn bộ máy và cơ chế nhằm duy trì vị thế trên thị trường bằng công nghệ số.

Tác động của biến động nền kinh tế tới ngành trang sức, đá quý

Bức tranh kinh tế vĩ mô thế giới năm 2023 dự kiến còn nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao kéo theo nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn giảm, các quốc gia duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ khiến mặt bằng lãi suất toàn cầu duy trì ở mức cao, chiến tranh Nga-Ukraine tiếp tục làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, hàng loạt các doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến việc thu hẹp hoạt động kinh doanh và sa thải nhân sự trên diện rộng đã gây ảnh hưởng đến sức mua toàn cầu. Kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới cũng đang chịu những ảnh hưởng ngày càng rõ nét.

Tuy nhiên, thị trường trang sức toàn cầu ước đạt 229,3 tỷ USD năm 2022 và được dự đoán sẽ đạt 291,7 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, thị trường trang sức kim cương toàn cầu, tính riêng, đạt giá trị 78 tỷ USD quý I năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. 

Theo quan sát của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong bối cảnh lạm phát toàn cầu và suy thoái kinh tế, các nhà đầu tư Việt Nam vẫn tin tưởng vào vàng như một biện pháp tin cậy chống lạm phát. Nhiều năm qua, vàng luôn là một sự đảm bảo đáng tin cậy. Vì vậy, trong tình hình hiện tại, rất có khả năng rằng những yếu tố này vẫn tiếp tục thúc đẩy nhà đầu tư Việt Nam chú trọng đến vàng. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng đánh giá, khi lạm phát trên thế giới chưa được kiểm soát sẽ đẩy giá vàng lên cao. Đây là thị trường sẽ có sự phát triển trong năm 2023. 

Năm 2023, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với năm trước. Hiện các doanh nghiệp kinh doanh vàng đang triển khai nhiều chiến dịch và chương trình bán hàng để thu hút thêm khách hàng mới và mở rộng thị trường; đồng thời, tối ưu hoá tồn kho thông qua việc thực hiện các điều chỉnh mới về chiến lược cơ cấu hàng hoá

Nhấn nút “tái tạo” với chiến lược chuyển đổi số

Hiện nay, các doanh nghiệp Vàng bạc Đá quý xác định Công nghệ và Chuyển đổi số là một trong những năng lực trọng tâm và là đòn bẩy để tiến hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 và tạo “khoảng cách” với các doanh nghiệp bán lẻ cùng ngành. Đầu tư công nghệ được gia tăng nhằm tối ưu hóa vận hành, hoàn thiện mô hình hoạt động, bộ máy tổ chức của công ty, chi nhánh, công ty thành viên, tạo nền tảng để áp dụng các mô hình quản trị, kinh doanh mới hiện đại, linh động và hiệu quả. 

Với mục tiêu tái tạo để tối ưu bộ máy vận hành, doanh nghiệp ngành Vàng bạc Đá quý đang có xu hướng làm mới cách thức thực hiện và phối hợp công việc trên quy mô tập đoàn bằng cách tái thiết kế các quy trình làm việc, tối ưu hóa vận hành dựa trên ứng dụng công nghệ, từ đó tối ưu chi phí nhân sự cũng như chi phí vận hành. Các hoạt động tối ưu chi phí được triển khai theo chiều sâu, đi từ các kế hoạch/ hành động tối ưu cụ thể từ mỗi đơn vị.

Đồng thời, hoàn thiện nền tảng quản trị rủi ro chủ động là một trong những trọng yếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp ngành Kim hoàn. Để quản trị rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức rủi ro toàn tập đoàn thông qua các chuỗi đào tạo, truyền thông kiến thức và kỹ năng quản trị rủi ro, danh mục và bộ chỉ số quản trị rủi ro cho các quy trình, chức năng quan trọng.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp không có cấu trúc dữ liệu được thiết kế hiệu quả thì việc quản lý dữ liệu sẽ nhanh chóng thất bại. Thậm chí, ngay cả những tổ chức có cấu trúc dữ liệu tốt, việc cho phép các nhà phân tích tìm và truy cập dữ liệu liên quan cũng là một thách thức, đặc biệt là khi dữ liệu được trải rộng trên nhiều cơ sở dữ liệu và hệ thống dữ liệu lớn như gành sản xuất, chế tác vàng bạc đá quý. Để giúp việc truy cập dễ dàng hơn, việc ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện (ERP) đang là sự lựa chọn hàng đầu để quản lý dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả. 

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI - Case study điển hình trong chiến lược chuyển đổi số ngành Vàng bạc Đá quý

Trong thời đại số, doanh nghiệp đòi hỏi các giải pháp quản lý dữ liệu hiện đại mang đến cho họ lợi ích toàn diện. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là case study điển hình trong việc chuẩn hóa quản trị dữ liệu, thống nhất quy trình vận hành với hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện SAP ERP tại tất cả các phòng ban, nhà máy sản xuất và hệ thống cửa hàng của DOJI trên toàn quốc. Với tầm nhìn chiến lược, tiềm lực hùng mạnh và tâm thế hội nhập vươn xa trong khu vực cũng như quốc tế, Tập đoàn đã lựa chọn Giải pháp SAP Business One do CMC Consulting tư vấn và triển khai để tối ưu hóa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại công nghệ 4.0. 

Đại diện Tập đoàn DOJI, đại diện Tập đoàn CMC và Ban quản trị dự án SAP – ERP kích hoạt vận hành chính thức hệ thống.

"Tôi tin tưởng hệ thống SAP – ERP sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, gia tăng chất lượng phục vụ khách hàng. Việc tích hợp dữ liệu từ tất cả các phòng ban, bộ phận chức năng vào một hệ thống duy nhất giúp truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả về mặt chi phí, đưa ra các chỉ đạo kịp thời, chính xác" - ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tập đoàn DOJI nhấn mạnh trong buổi công bố chính thức vận hành .

Hệ thống Quản trị doanh nghiệp tổng thể SAP Business One giúp doanh nghiệp thu thập, hệ thống và lưu trữ thông tin, phân tích và trực quan hóa dữ liệu cho doanh nghiệp. Nền tảng này được thiết lập, triển khai theo “bài toán kinh doanh” của doanh nghiệp, từ đó thu thập, phân tích dữ liệu để giải quyết bài toán đó, thống nhất dữ liệu về một nguồn xuyên suốt các bộ phận chức năng, sau đó cung cấp cho các nhà quản lý và giám đốc điều hành thông tin về doanh nghiệp chính xác nhất, tối ưu hóa quy trình ra quyết định kinh doanh. 

Là Đối tác Vàng (Gold Partner) của SAP, CMC Consulting cùng đội ngũ chuyên gia có kiến thức sâu sắc về giải pháp ngành với kinh nghiệm dày dặn luôn là đơn vị tiên phong trong Tư vấn và Triển khai dự án SAP ERP cho các doanh nghiệp hàng đầu, giải quyết triệt để mọi bài toán của doanh nghiệp.

Liên hệ với Chuyên gia Tư vấn giải pháp Chuyển đổi số tại đây.



Nhấn nút “tái tạo” với chiến lược chuyển đổi số - Phát triển bền vững ngành Vàng bạc Đá quý

Nhấn nút “tái tạo” với chiến lược chuyển đổi số - Phát triển bền vững ngành Vàng bạc Đá quý

Bài viết xem nhiều

Bài viết liên quan

Chat