Chuyển đổi số ngành bán lẻ - Xu hướng đi đầu năm 2023

Giang Hoàng

28/06/2023

8543

Những thay đổi gần đây của ngành bán lẻ, từ hành vi mua hàng, công nghệ, mô hình lao động, sự kết hợp các kênh bán hàng đến sự hình thành mô hình kinh doanh khác nhau dưới tác động của Covid-19, tạo nên diện mạo mới cho ngành bán lẻ với những trải nghiệm mua sắm mới trong tương lai.  Theo nhận định của các chuyên gia, về cơ bản xu hướng phát triển của ngành bán lẻ trong năm 2023 và các năm tới vẫn dựa trên những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng sau đại dịch và sự áp dụng số hóa trên diện rộng toàn ngành.

Sự tham gia của chuyển đổi số đã làm thay đổi cục diện ngành bán lẻ, từ đó hình thành các xu hướng định hình diện mạo mới cho các doanh nghiệp ngành bán lẻ. Trong bài viết dưới đây CMC Consulting tổng hợp những xu hướng được các chuyên gia kinh tế đánh giá có triển vọng lớn trong tương lai.

1. Chuyển đổi kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại

 

 

Chuyển đổi số đang góp phần thay đổi cục diện, chuyển các kênh phân phối từ cửa hàng/quầy bán hàng/điểm bán trực tiếp khác sang xây dựng kênh bán hàng online trên các trang mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử. Thực tế cho thấy, sau khi thể hiện vai trò “phao cứu sinh” cho ngành bán lẻ trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng nổ, thương mại điện tử đã chính thức trở thành một xu hướng tất yếu của ngành và là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Theo Sách Trắng (White Book) thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, sau 7 năm, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt nhiều kết quả ấn tượng. Thương mại điện tử Việt Nam chính thức đạt 11,8 tỷ USD vào năm 2020, tiếp tục tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021. Thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. 

Các nền tảng bán hàng online phổ biến như: Lazada, Shopee, Tiki, Chotot… đều cho thấy sự sôi động và sức tăng trưởng mạnh của các nhóm ngành hàng; cùng với đó là hoạt động thương mại bán lẻ qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok… cũng đang nở rộ. 

Đến nay, hoạt động thương mại điện tử tiếp tục phát triển và trở thành kênh phân phối hàng hóa quan trọng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm đưa Việt Nam vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hiện ở mức 7,5% là khá khiêm tốn so với thị trường bán lẻ Việt Nam hiện có trị giá khoảng 250 tỷ USD. Do đó, thương mại điện tử bán lẻ được dự đoán tiếp tục sẽ là xu thế phát triển trong thời gian tới và có thể đạt mức tăng trưởng 28% với trị giá khoảng 40 tỷ USD vào năm 2024.

2. Số hóa dịch vụ thanh toán 

Sự dịch chuyển từ mua hàng trực tiếp chuyển sang trực tuyến phát triển từ thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát đến nay đã kéo theo sự thay đổi về phương thức thanh toán từ sử dụng tiền mặt sang các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán điện tử, dịch vụ giao hàng tận nơi, tích điểm điện tử, mã khuyến mãi,…Theo đó, số lượng giao dịch cũng như giá trị thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam từ năm 2020 đến nay cũng tăng lên đáng kể.

Số hóa dịch vụ thanh toán 

Báo cáo Vietnam Digital 2023 cho thấy, thời điểm tháng 01/2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm khoảng 79,1% dân số, tăng thêm 5,3 triệu người (tương đương tăng 7,3%) so với đầu năm 2022. Với tỷ lệ dân số sử dụng thiết bị thông minh có kết nối internet cao cùng những chính sách tạo thuận lợi của Chính phủ để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, từ năm 2020, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân trong các hệ thống ngân hàng đã tăng lên rất nhanh. Bên cạnh thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng, dịch vụ Mobile Money không cần tài khoản ngân hàng được mở rộng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán số hóa ngành bán lẻ “len lỏi” tới chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa… các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

3. Tự động hóa trong quản trị và chăm sóc khách hàng 

Doanh nghiệp ngành bán lẻ đang có xu hướng tự động hóa trong quản trị và chăm sóc khách hàng thông qua sử dụng dữ liệu điện toán đám mây, phần mềm thu thập, quản lý và chăm sóc khách hàng công nghệ AI. Nhờ ứng dụng các thành tựu số trong quản trị quan hệ khách hàng, cụ thể như các phần mềm tự động hóa bán hàng có thể lưu trữ và phân loại các tệp khách hàng theo nhu cầu khác nhau và theo dõi quá trình mua hàng của khách hàng đó; dựa vào những thói quen người dùng, nhân viên bán hàng từ đó đưa ra các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ với mục đích nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng hơn. Người bán có thể cùng lúc thực hiện công việc tư vấn, chăm sóc khách hàng với số lượng lớn, từ đó nhận được nhiều đơn hàng hơn so với cách thức sử dụng nguồn lực con người truyền thống. 

Ngoài ra, tự động hóa trong thương mại bán lẻ còn đem lại nhiều lợi ích khác như: Giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động, đồng bộ hóa dữ liệu, xử lý linh hoạt tối ưu hóa quy trình bán hàng và quản lý tệp khách hàng. Với những lợi ích thiết thực, công nghệ này được cho sẽ là một trong những xu thế thời đại của ngành bán lẻ cả trong hiện tại và tương lai.

4. Ứng dụng giải pháp công nghệ để quản trị và vận hành doanh nghiệp bán lẻ

Đứng trước “miếng bánh bán lẻ” màu mỡ, với thị phần đầy tiềm năng đang thu hút nhiều sự quan tâm và đầu tư, nhiều nền tảng, giải pháp công nghệ số cũng đã, đang và sẽ hướng tới ngành này. Tuy nhiên, dưới áp lực tăng giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới, các doanh nghiệp không tự chủ được nguồn nguyên liệu sẽ chịu áp lực điều chỉnh lớn lên biên lợi nhuận. Điều này yêu cầu lớn trong việc tối ưu hóa chi phí quản trị vận hành của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bán lẻ tối ưu quản trị vận hành

Hiện nay phần mềm ERP được lựa chọn hàng đầu với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiệp vụ quản lý hàng hóa, bán hàng tự động, xây dựng, tùy chỉnh và quản lý web thương mại điện tử, quản lý nhân sự, tài chính, hoạt động marketing… Đây chính là “bảo bối” quản lý dòng tiền, nâng cao lợi nhuận, đặc biệt đối với những doanh nghiệp bán lẻ lớn có quy trình làm việc phức tạp.

Câu chuyện chuyển đổi số ngành bán lẻ đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi đây là  ngành dịch vụ nhiều tiềm năng phát triển, mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, để chuyển đổi số ngành bán lẻ Việt Nam phát triển theo xu hướng tích cực cần có sự linh hoạt và nhạy bén của các nhà quản lý đối với những công nghệ cải tiến. Kỳ vọng với các xu hướng mới hình thành trong chuyển đổi số, quy mô bán lẻ Việt Nam sẽ đạt tới con số 350 tỷ USD vào năm 2025 như dự đoán, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Với bề dày hơn một thập kỷ kinh nghiệm, CMC Consulting là đơn vị dẫn đầu cung cấp giải pháp Tư vấn và Triển khai giải pháp Quản trị doanh nghiệp ERP trong nước và quốc tế. Bằng đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực, chúng tôi cam kết tư vấn và cung cấp các giải pháp ERP phù hợp, hiệu quả với giá thành cạnh tranh dựa trên quy mô - nhu cầu của từng khách hàng.

Liên hệ với Chuyên gia Chuyển đổi số ngàng Bán lẻ tại đây.

                                

Bài viết liên quan

Chat