On-premise và Cloud: Thuận lợi, Bất lợi Và Xu hướng tương lai

Giang Hoàng

22/06/2023

2522

Mọi doanh nghiệp đang tìm kiếm nền tảng công nghệ hỗ trợ vận hành phù hợp đều sẽ cảm thấy quen thuộc với thuật ngữ On-premise (mô hình lưu trữ dữ liệu tại chỗ) và Cloud (mô hình điện toán đám mây). Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích và đặc thù của doanh nghiệp, việc lựa chọn sử dụng On premises hay Cloud cần sự hiểu biết đầy đủ về công nghệ và ứng dụng. Bởi lẽ, hai mô hình này đều có ưu nhược điểm riêng và đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. 

Bài viết dưới đây, CMC Consulting sẽ phân tích rõ hơn về hai mô hình này để giúp doanh nghiệp lựa chọn được công nghệ tối ưu nhất.

1. On-premise là gì?

On premise hay mô hình phần mềm lưu trữ tại chỗ được thiết lập và hoạt động từ chính máy chủ và môi trường công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Mô hình này có thể tận dụng chính nguồn tài nguyên máy tính của doanh nghiệp. Với mô hình sử dụng On-premise, các doanh nghiệp thường mua hoặc thuê phần mềm dựa trên máy chủ với tư cách là người được cấp phép.

Doanh nghiệp được cấp phép có quyền truy cập vào phần mềm thông qua ứng dụng trên máy tính để bàn hoặc giao diện người dùng trên web. Các công ty quản lý dữ liệu cần bảo mật cao thường chọn ứng dụng dựa trên máy tính để bàn để loại trừ các “lỗ hổng” tiềm ẩn và truy cập trái phép vào hệ thống. 

Để xây dựng mô hình On-premise hoàn thiện, doanh nghiệp cần tư vấn chuyên môn cao từ đơn vị đã có kinh nghiệm triển khai lâu năm nhằm tích hợp thành công mô hình On-premise với máy chủ của doanh nghiệp và vận hành hiệu quả.

Ưu điểm của On-premise

Cloud phát triển đã làm cho nhiều doanh nghiệp chuyển trọng tâm từ mô hình On premise sang Cloud. Tuy nhiên, On premise vẫn được các doanh nghiệp hàng đầu tin dùng bởi khả năng bảo mật dữ liệu mạnh mẽ, kiểm soát hoàn toàn dữ liệu và quyền truy cập. 

  • Toàn quyền truy cập: On-premise cho phép người dùng toàn quyền truy cập, kiểm soát và quản lý nguồn tài nguyên. Tính năng này rất hữu ích đối với những doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật thông tin cao và chú trọng quyền riêng tư.
  • Chính sách và thủ tục bảo mật chặt chẽ: On-premise giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý tốt tính bảo mật. Doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu trong trung tâm dữ liệu của riêng mình, không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào từ bên thứ 3.
  • Tính độc lập cao: Không cần kết nối Internet, doanh nghiệp vẫn có thể truy cập vào phần mềm On-premise. Tính năng này phù hợp với những nơi làm việc không có Internet hoặc kết nối Internet thiếu an toàn. Đặc biệt, người dùng có thể truy cập hệ thống mà không bị ảnh hưởng đến tốc độ.
  • Chi phí dài hạn thấp: Khi sử dụng phần mềm On-premise, doanh nghiệp chỉ cần trả phí sở hữu duy nhất một lần. Mức phí này thấp hơn nhiều so với việc thanh toán định kỳ khi sử dụng các phần mềm đám mây khác. Bên cạnh đó, chi phí bảo trì hàng năm của On-premise cũng tương đối thấp.

Hạn chế của On-premise

On-premise cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát dữ liệu. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro trong quá trình sử dụng phần mềm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đóng các chi phí liên quan đến phần mềm như: phí chạy phần mềm/phần cứng, phí bảo trì, sửa chữa,…

  • Chi phí đầu tư phần cứng và cơ sở hạ tầng cao: Khác với phí bảo trì và phí sở hữu, chi phí đầu tư liên quan đến không gian, máy chủ, mức tiêu thụ điện năng và các thiết bị khác tương đối cao.
  • Đòi hỏi đội ngũ chuyên nghiệp: Đối với mô hình On-premise, doanh nghiệp buộc phải có đội ngũ IT chuyên nghiệp để hỗ trợ. Họ có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các chính sách bảo mật do họ tự thiết lập. Tuy nhiên, tuyển nhân sự IT chất lượng chuyên về vận hành phần mềm không phải là việc dễ dàng. Các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn các đơn vị tư vấn và triển khai phần mềm hỗ trợ vận hành uy tín là đối tác công nghệ để thiết lập và ứng dụng hiệu quả On-premise.
  • Khó khăn khi truy cập từ xa: Bản chất của On-premise là phần mềm tại chỗ. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ có thể truy cập dữ liệu tại văn phòng hoặc các khu vực lân cận với mục đích bảo mật thông tin nội bộ tối đa. Để truy cập dữ liệu từ xa, doanh nghiệp phải trải qua các bước thiết lập phức tạp.
  • Phát sinh chi phí: Trong quá trình vận hành, phần mềm có thể phát sinh nhiều chi phí khác, như: phí cập nhật, phí điều chỉnh. Những khoản phí này giữ cho phần mềm hoạt động ổn định, cải tiến thêm chức năng.

2. Cloud là gì?

Cloud hay đám mây là giải pháp lưu trữ dữ liệu trên mạng internet. Đám mây cung cấp tài nguyên hệ thống máy tính theo yêu cầu, không yêu cầu quản lý tích cực và thường bao gồm các ứng dụng như khả năng lưu trữ và xử lý. Với mô hình đăng ký dựa trên đám mây, doanh nghiệp không cần mua thêm bất kỳ cơ sở hạ tầng hoặc giấy phép nào. Để đổi lấy một khoản phí hàng năm, nhà cung cấp đám mây sẽ duy trì máy chủ, mạng và phần mềm cho doanh nghiệp.

Với đám mây dùng chung (Public Cloud), dữ liệu của doanh nghiệp được bảo mật hoàn toàn. Đó là một lựa chọn kinh tế hơn nhưng cung cấp khả năng tùy chỉnh hạn chế vì quyền kiểm soát hoàn toàn là của nhà cung cấp, doanh nghiệp chỉ có khả năng gia hạn, mua thêm hoặc ngừng gia hạn sử dụng dịch vụ mà thôi.

Ưu điểm của Cloud:

  • Truy cập mọi nơi và mọi lúc: Doanh nghiệp có thể truy cập các ứng dụng của mình mọi lúc và mọi nơi thông qua trình duyệt web từ mọi thiết bị, không bị phụ thuộc vào một thiết bị cố định như lưu trữ On-premises.
  • Mức độ bảo mật cao: Trung tâm dữ liệu sử dụng các biện pháp bảo mật vượt quá khả năng chi trả của hầu hết các doanh nghiệp, do đó dữ liệu của bạn thường an toàn hơn trên đám mây so với trên máy chủ trong văn phòng của doanh nghiệp.
  • Triển khai nhanh chóng: Phần mềm dựa trên đám mây được triển khai qua Internet chỉ trong vài giờ/ngày so với các ứng dụng cần được cài đặt trên máy chủ vật lý và mỗi PC hoặc laptop. Vì mô hình lưu trữ đám mây thuộc sự quyền soát và trách nhiệm của nhà cung cấp nên doanh nghiệp không cần phải lo lắng về việc bảo trì phần mềm hoặc phần cứng của nó. Khả năng tương thích và nâng cấp hệ thống cũng do nhà cung cấp dịch vụ đám mây đảm nhận.
  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Công nghệ đám mây cung cấp tính linh hoạt cao hơn vì doanh nghiệp chỉ cần thanh toán cho những gì doanh nghiệp sử dụng và có thể dễ dàng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu, ví dụ như thêm và mở rộng giấy phép.

Hạn chế của Cloud:

  • Khả năng kết nối: Các giải pháp đám mây yêu cầu truy cập internet để duy trì hoạt động vì mọi dữ liệu của doanh nghiệp đều lưu trữ trên môi trường internet.
  • Thiếu sự kiểm soát: Phần mềm quản lý ngay tại công ty (in-house software) đem lại mức độ kiểm soát cao hơn bởi Cloud thì đều được quản lý bởi một bên thứ ba là nhà cung cấp.
  • Chi phí dài hạn: Mặc dù yêu cầu đầu tư trả trước thấp hơn lưu trữ tại chỗ, nhưng các ứng dụng đám mây có thể tốn kém hơn trong suốt vòng đời của hệ thống, làm tăng tổng chi phí sở hữu (TCO).
  • Ít tùy biến hơn: Phần mềm đám mây thường có thể định cấu hình nhưng tùy thuộc vào cách nó được lưu trữ, một giải pháp đám mây có thể không đối phó được với sự phát triển phức tạp.

 

3. On-premise vs Cloud: Đâu là nền tảng phù hợp với doanh nghiệp?

Sự khác biệt cơ bản giữa Cloud và On-premise là nơi thiết lập. On-premise được cài đặt cục bộ, trên máy tính và máy chủ của doanh nghiệp, Cloud được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp và được truy cập qua trình duyệt web. Cả hai đều có ưu nhược điểm riêng mà doanh nghiệp có thể dựa vào và lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp:

 

 

Yếu tố

On Premise

Cloud

Triển khai

Tài nguyên được triển khai nội bộ và trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm duy trì giải pháp và tất cả các quy trình liên quan của nó.

Tài nguyên được lưu trữ tại cơ sở của nhà cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp có thể truy cập và sử dụng dữ liệu tại bất cứ thời điểm nào

Chi phí

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về chi phí liên tục của phần cứng máy chủ, mức tiêu thụ điện năng và không gian

Doanh nghiệp chi trả cho mức tài nguyên mà họ sử dụng mà không phải trả chi phí bảo trì, chi phí sẽ được điều chỉnh tăng giảm tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ

Kiểm soát

Doanh nghiệp lưu trữ tất cả dữ liệu và hoàn toàn kiểm soát các hoạt động liên quan đến dữ liệu

Dữ liệu và mã khóa được lưu trữ tại bên cung cấp dịch vụ

Bảo mật

Mô hình On - premise mang tới mức độ bảo mật và quyền riêng tư cao,chỉ có nhân viên nội bộ của các doanh nghiệp mới được quyền kiểm soát và quản lý các dữ liệu bảo mật, phù hợp cho các công ty hay tổ chức có thông tin dữ liệu cần mức độ bảo mật cao

Độ bảo mật dữ liệu phải phụ thuộc vào bên thứ ba. Vì vậy, các doanh nghiệp khi triển khai mô hình này cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín nhằm đảm bảo những tính năng bảo mật an toàn, mạnh mẽ và có giao thức phức tạp

 

Việc lựa chọn sử dụng giải pháp On Premises hay Cloud tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích vận hành hệ thống khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Cho dù là sử dụng giải pháp On Premises hay Cloud có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng xét một cách tổng quan với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Cloud đang dẫn trở thành xu hướng khi được nhiều người dùng quan tâm và lựa chọn. 

 

  • Xu hướng thị trường trong tương lai

 

Trong hơn một thập kỷ qua, thị trường công nghệ xuất hiện sự gia tăng trong xu hướng di chuyển từ mô hình On-premise sang mô hình Cloud ngày càng tăng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi còn diễn ra khá chậm. Từ năm 2016, hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn vẫn duy trì hệ thống quản lý thông tin truyền thống bằng phần mềm on-premise. Cho đến năm 2020, khoảng 70% doanh nghiệp mới lên kế hoạch chuyển đổi hoặc sử dụng mới các phần mềm dựa trên cloud. 

Với 15 kinh nghiệm chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, CMC Consulting cùng đội ngũ chuyên gia có kiến thức sâu sắc về giải pháp ngành với kinh nghiệm dày dặn luôn là đơn vị tiên phong trong Tư vấn và Triển khai dự án SAP ERP cho các doanh nghiệp hàng đầu, giải quyết triệt để mọi bài toán của doanh nghiệp.

Liên hệ với Chuyên gia Tư vấn giải pháp Chuyển đổi số tại đây.






Bài viết liên quan

Chat