8 XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP (#2)

Giang Hoàng

08/05/2023

2061

8 XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP (tiếp)

 

Chuyển đổi số hiện nay đang từng bước thay đổi thị trường thế giới. Với mỗi một doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi số sẽ diễn ra với lộ trình khác nhau. Từ đó, dẫn đến những thay đổi cơ bản trong cách doanh nghiệp hoạt động và cách họ cung cấp giá trị cho khách hàng nhưng tất cả cùng chung mục tiêu hướng tới tối ưu hóa bộ máy quản lý doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận và  nhiều cơ hội phát triển mới cho công ty.

Xu hướng công nghệ chuyển đổi số

 

Tuy nhiên tại Việt Nam, trong 31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn  tiếp cận công nghệ chuyển đổi số, chỉ 3% doanh nghiệp có khả năng ứng dụng cơ bản những công nghệ này. CMC Consulting thấu hiểu chuyển đổi số là một hành trình có nhiều cơ hội nhưng đầy khó khăn, thách thức vậy nên doanh nghiệp cần nâng cao tầm nhìn và năng lực để làm chủ công nghệ, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của chính mình trên trường quốc tế.

Bên cạnh những chuyển dịch về chiến lược chuyển đổi số, thị trường số ghi nhận nhiều dấu hiệu về sự tăng trưởng của điện toán đám mây (Cloud Computing) và tự động hóa (Automation) đang có tác động sâu sắc đến cách các doanh nghiệp vận hành và tích hợp công nghệ. Dưới đây, CMC Consulting cung cấp cho bạn đọc bức tranh toàn cảnh về sự đổi mới trong công nghệ chuyển đổi số hiện nay:

 

1. Điện toán đám mây (Cloud Computing)

 

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, sever, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc mọi nơi, theo nhu cầu. 

Điện toán đám mây tăng khả năng lưu trữ và truy cập dữ liệu

Một trong những chủ đề chuyển đổi số được thảo luận nhiều nhất hiện nay là di chuyển dữ liệu từ phần cứng lưu trữ dữ liệu tại chỗ (On-premise) lên đám mây. Điện toán đám mây được xem như là một xu hướng của thời đại, tất cả các doanh nghiệp kể cả vừa và nhỏ (SME) đều hướng đến sử dụng điện toán đám mây để ứng dụng trong quản lý dữ liệu khi cần cắt giảm chi phí, cải thiện khả năng truy cập dữ liệu. 

Bên cạnh giúp loại bỏ chi phí đầu tư khi mua phần cứng, phần mềm cũng như thiết lập và chạy các trung tâm dữ liệu tại chỗ, điện toán đám mây còn có khả năng mở rộng quy mô không giới hạn, cho phép truy cập thông tin một cách nhanh chóng. Khi sử dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp sẽ không phải dành chi phí cũng như cắt cử nhân viên cho các tác vụ như quản lý, bảo dưỡng và duy trì hệ thống công nghệ thông tin. 

Theo dự báo của Gartner, chi tiêu của người dùng trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây công cộng sẽ tăng 20,7% và đạt 591,8 tỷ USD trong năm 2023.

Với sự gia tăng nhu cầu chuyển sang sử dụng Đám mây của doanh nghiệp tăng lên, việc tích hợp tính năng thu thập và lưu trữ dữ liệu bằng điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến trong các phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) để tối ưu việc vận hành và kiểm soát dữ liệu cho doanh nghiệp.  

 

2. Tự động hóa quy trình (Automation)

 

Tự động hóa quy trình là việc áp dụng công nghệ vào mô hình hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ hoặc quy trình định kỳ trong một tổ chức nhằm thay thế các quy trình thủ công. Công nghệ này được thực hiện để giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả và hợp lý hóa các quy trình. 

Khi doanh nghiệp phải liên tục xử lý một lượng lớn dữ liệu và giải quyết nhiều tác vụ mỗi ngày, gặp khó khăn trong việc hạn chế lỗi, chậm trễ và kém hiệu quả trong vận hành hệ thống; tự động hóa quy trình kinh doanh cho phép doanh nghiệp xây dựng, quản lý và tối ưu hóa quy trình làm việc để tăng hiệu quả và năng suất của tổ chức. Bằng cách số hóa và chuẩn hóa quy trình kinh doanh, tự động hóa có thể lược bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại, không chỉ ứng dụng trong quy trình sản xuất mà còn trong vận hành bộ máy doanh nghiệp.  

 

Tự động hóa đang là xu hướng toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp

Hơn 80% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết họ đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa quy trình làm việc và tăng cường vận hành từ xa. Trong trung và ngắn hạn, tự động hóa sẽ mang lại tiềm năng số hóa các hoạt động để gia tăng năng suất, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và nhân viên. Phương pháp vượt trội nhất để tăng tốc quá trình chuyển đổi số là ứng dụng các phần mềm có tính năng tự động hóa quy trình kinh doanh tổng thể, giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc xử lý quá nhiều dữ liệu thô và tài liệu như phát triển sản phẩm, bán hàng, nguồn nhân lực,..

Áp dụng các công nghệ tự động hóa đang mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích vượt trội, giải quyết bài toán kinh tế chung của mọi nhà quản trị doanh nghiệp, đồng thời mang đến chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn. Đặc biệt với doanh nghiệp ngành Sản xuất, tự động hóa có thể cắt giảm chi phí nhân công, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo môi trường làm việc an toàn.

Mới đây, Gartner dự báo vào năm 2024, siêu tự động hóa sẽ cho phép các tổ chức giảm chi phí hoạt động xuống 30%. Các doanh nghiệp đang ngày càng tự động hóa việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu với mục tiêu giảm chi phí cơ hội, tập trung xây dựng kho dữ liệu số dùng chung, thuận tiện cho làm việc để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và tối ưu hóa trong vận hành doanh nghiệp.

3. Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng (Cyber Security)

 

 

Để các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng công nghệ đám mây vào lưu trữ và xử lý dữ liệu, các nhà cung cấp công nghệ đám mây phải vượt qua một thách thức khó khăn: củng cố mô hình bảo mật dữ liệu. 

Cyber Security đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp

Hiện nay, Cyber Security luôn là vấn đề được quan tâm đối với nhiều doanh nghiệp và tổ chức. Nguyên nhân cho một số vấn đề về an ninh mạng không chỉ đến từ lỗi do bên quản lý thông tin mà còn có thể xuất phát từ người cung cấp thông tin. Đôi khi, do chính sự bất cẩn của người dùng đã tạo ra lỗ hổng bảo mật tạo cơ hội cho các Hacker xâm nhập vào thông tin dữ liệu. Vì thế, họ không ngừng phát triển và thay đổi hệ thống bảo mật nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa các rủi ro xâm nhập hệ thống mạng trái phép. Không chỉ nguy hiểm trong việc đánh mất dữ liệu bảo mật của tổ chức, thông tin khách hàng cũng có thể bị đánh cắp và gây tổn hại danh tiếng của doanh nghiệp, đánh mất niềm tin của khách hàng, gây sụt giảm doanh số và lợi nhuận.

Doanh nghiệp cần tăng cường bảo vệ thông tin và dữ liệu khách hàng bằng việc tạo một lớp bảo mật riêng biệt nhằm đảm bảo sự riêng tư và an toàn cho dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu vận chuyển…Những phần mềm quản trị có yếu tố bảo mật cao và cho phép thiết lập đám mây nội bộ (Private Cloud) chỉ định sử dụng các dịch vụ được cung cấp qua Internet hoặc mạng nội bộ riêng với người dùng trong mạng nội bộ đó thay vì công khai đang được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến.  

 

4. Áp dụng phổ biến các nền tảng mã thấp (Low-code)

 

Nền tảng mã thấp (Low-code) là một phương pháp phát triển phần mềm yêu cầu ít hoặc không cần viết mã (No-code) để xây dựng các ứng dụng và quy trình. Thay vì phải sử dụng ngôn ngữ lập trình phức tạp thì mô hình Low-code cho phép người dùng phát triển ứng dụng trực quan cho phép các nhà phát triển từ chuyên nghiệp đến không chuyên có thể cộng tác và nhanh chóng xây dựng, triển khai các ứng dụng.

Việc sử dụng các nền tảng phát triển mã thấp đã tăng lên trong những năm gần đây do những lợi ích mà chúng mang lại về thời gian, chi phí, khả năng mở rộng và giảm thiểu rủi ro. Những lợi ích này đã làm phát sinh các trường hợp sử dụng mới như: Tạo mẫu nhanh, triển khai nhanh chóng và phát triển sản phẩm mới.

Theo dự báo của Công ty Tư vấn và Nghiên cứu công nghệ Gartner (Mỹ), đến năm 2024, phát triển ứng dụng dạng Low-code sẽ chiếm tỉ trọng hơn 65% đối với các hoạt động phát triển ứng dụng. Giá trị thị trường nền tảng Low-code toàn cầu ước đạt 12,85 tỷ USD vào năm 2020 và được kỳ vọng sẽ đạt 65,15 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,7% trong giai đoạn từ 2020- 2027.

Trong bài viết này, 8 xu hướng chuyển đổi số hàng đầu sẵn sàng khuấy động trong tương lai được tổng hợp cho bạn đọc. Chuyển đổi số đang diễn ra như một cơn bão trên toàn thế giới và ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ số để hiện đại hóa các hoạt động, quy trình, sản phẩm và dịch vụ của họ. Và việc hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi số sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với những tổ chức tụt hậu trong xu hướng chuyển đổi số.

Và CMC Consulting luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số đầy tiềm năng và thách thức này. Với hơn 10 năm kinh nghiệm Tư vấn và Triển khai thành công các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện đa ngành nghề, CMC Consulting thấu hiểu và có năng lực cung cấp những giải pháp-dịch vụ chuyển đổi số phù hợp nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng, chiếc chìa khóa để bứt phá và khẳng định vị thế cho doanh nghiệp.  

 

Bài viết liên quan

Chat